• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Nghiên cứu khoa học

Thông tin về tọa đàm: ‘VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI PHÁP’

07/07/2020

Việt Nam qua con mắt của người Pháp có đáng tin? Có khách quan khoa học? hay chúng thấm đẫm chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và sứ mệnh ‘khai hóa’?

 

Những tay thực dân, các nhà thám hiểm, những kẻ chinh phục, các nhà học giả… tất cả đều để lại dấu chân trên cuộc hành trình xâm lược, chinh phục và tìm kiếm Việt Nam của người Pháp vào cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX. Phía sau vết chân đó, vô tình hay hữu ý, họ đã để lại một ‘di sản’ tư liệu phản ánh lịch sử, văn hóa, xã hội và con người Việt Nam. Đó là góc nhìn rất đặc thù và cực kỳ đa dạng của những người từ bên ngoài, tới Việt Nam với nhiều vai trò và nhiều mối quan tâm khác nhau. Chính vì thế, giá trị của các tư liệu đó cung cấp một góc nhìn tham chiếu về một Việt Nam nhìn qua con mắt người Pháp. Nhưng chúng ta đã nhìn nhận nguồn tư liệu này như thế nào?

 

Thời gian qua có nhiều luồng ý kiến trái chiều xung quanh một số nhận định của người Pháp về Việt Nam giai đoạn thuộc địa: giữa một bên nghi ngờ và phản bác luận điểm “của những kẻ thực dân” dựa trên tiến hóa luận và phân biệt chủng tộc sâu sắc, với một bên cho rằng cần phải chấp nhận, biết ơn những nhận xét thẳng thắn cho dù có “nghịch nghĩ khó nghe” từ bên ngoài để hiểu thêm về tâm lý, dân tộc An Nam.

 

Nhìn từ cuộc tranh cãi đã diễn ra đó, những câu hỏi đặt ra là vậy thì kho tư liệu này có những giá trị khoa học gì? Những điều gì vẫn còn có ý nghĩa thời sự với Việt Nam đương đại? Chúng ta cần có cách tiếp cận nào đối với nguồn tài liệu này để hiểu một cách xác đáng, không thiên lệch?

 

Và nhìn từ cuộc tranh luận sôi nổi đó, một vấn đề lớn hơn nữa hình thành: Tại sao người Việt hiện đại lại bị ‘hấp dẫn’ bởi các ghi chép đó như thế, tới mức chúng tạo ra các cuộc tranh luận quyết liệt về tính chất của tư liệu và giá trị của chúng trên cuộc hành trình tìm kiếm Việt Nam?

 

Để có điểm tựa cho thảo luận, nhìn lại tường tận gốc rễ vấn đề, Tia Sáng tổ chức buổi tọa đàm “Việt Nam dưới góc nhìn của người Pháp (cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX)” để cùng phân tích căn nguyên của các luồng quan điểm cũng như lưu ý về cách tiếp cận các nguồn tư liệu này.

 

Diễn giả: PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh, Học viện Ngoại giao.
Điều phối: Vũ Đức Liêm, Đại học Sư phạm Hà Nội.

 

Thời gian: 9h00 thứ Bảy, ngày 11/7/2020
Địa điểm: Cafe Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tọa đàm do Tia Sáng và Omega+ đồng tổ chức.

 

Vào cửa tự do.

 

VỀ DIỄN GIẢ:
PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh (Học viện Ngoại giao Việt Nam), lấy bằng TS lịch sử tại đại học Paris 1 – Panthéon – Sorbonne – France. Bà là tác giả của công trình chuyên khảo: Les Conflits Frontaliers Sino-Vietnamiens de 1885 à Nos Jours (Paris: Demopolis, 2019) cũng như nhiều nghiên cứu quan trọng về lịch sử cận-hiện đại Việt Nam trên các tạp chí trong nước và quốc tế.

 

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021-2022

  • Hội thảo khoa học quốc gia “Vị trí, vai trò của Thiên Long Uyển trong Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288”

  • Thông báo mời viết bài tham gia Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2021

  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa

  • Thông tin Hội thảo khoa học “Việt Nam học ngày nay” Đại học Sư phạm Hà Nội

  • Seminar khoa học: TS. Ueda Shinya_Quá trình hình thành không gian truyền thống người Kinh ở xung quanh Huế, thế kỷ XVII-XIX

  • Thông tin về Hội thảo Khoa học Quốc tế “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam”

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021-2022
  • Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội: Tuyển thẳng cao học và cấp học bổng nghiên cứu sinh
  • TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2022 (NGÀNH LỊCH SỬ)
  • Về việc dạy – học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Thực tập tốt nghiệp của chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam và Lịch sử Việt Nam tại Hà Giang
  • Khoa Lịch sử thông báo xét học bổng Lê Văn Hưu năm 2021
  • Thông báo giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm năm 2021
  • Khoa Lịch sử công bố kết quả trúng tuyển đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
  • Học sử góp phần vun trồng trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc
  • Khoa Lịch sử tuyển sinh Thạc sĩ đợt 2 năm 2021 CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 1

Tổng lượt truy câp :