• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Nghiên cứu khoa học

Thông tin về Hội thảo Khoa học Quốc tế “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam”

26/09/2019

Ngày 28/12/1918, vua Khải Định ra đạo dụ chính thức bãi bỏ khoa cử Nho học. Năm 1919 khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức. Từ đó chữ Quốc ngữ thành chữ viết chính thức của người Việt Nam. Đến nay, đã tròn 100 năm.

Chữ Quốc ngữ đã làm biến đổi sâu sắc văn hóa Việt Nam. Không có chữ Quốc ngữ, khó lòng công cuộc duy tân tiến nhanh như vậy, khó lòng các cuộc vận động xã hội nửa đầu thế kỷ XX có một tác động sâu rộng như vậy.

Nhân sự kiện tròn 100 năm chữ Quốc ngữ chính thức trở thành ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống học đường, khoa cử và nền hành chính Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng và Công ty cổ phần kinh doanh ấn phẩm văn hóa Tao Đàn Thư Quán (TAO ĐÀN THƯ QUÁN) đồng phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam.

Cùng tham gia tổ chức hội thảo còn có:
* Viện Tôn vinh chữ Quốc ngữ (Đà Nẵng, Việt Nam)
* Hội Hữu nghị Bồ Đào Nha – Việt Nam (Lisbon, Bồ Đào Nha)
* Hội Ái mộ Bác sĩ Yersin (Montpellier, Pháp)
* Hội Nhịp cầu Thái Bình, Trường Âu Lạc Việt (Genève, Thụy Sĩ)

 

CHỦ ĐỀ HỘI THẢO

Hội thảo tập trung vào các chủ đề sau đây:

* Lịch sử hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ ở Việt Nam.
* Những địa danh liên quan đến sự hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ ở Việt Nam: Hội An, Thanh Chiêm, Nước Mặn.
* Vai trò của các nhà truyền giáo phương Tây trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ buổi đầu.
* Các vấn đề ngôn ngữ học liên quan đến chữ Quốc ngữ.
* Sự ra đời và phát triển văn học chữ Quốc ngữ.
* Báo chí với việc truyền bá chữ Quốc ngữ.
* Các phong trào xã hội liên quan đến chữ Quốc ngữ.
* Sự thay đổi về giáo dục nhìn ở góc độ chữ Quốc ngữ.
* Kinh nghiệm quốc tế trong bảo vệ và truyền bá ngôn ngữ.

THỜI GIAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

* Ngày 28/12/2019: Hội thảo tại khách sạn HILTON ĐÀ NẴNG.
* Ngày 29/12/2019: Tham quan thực tế tại làng Thanh Chiêm (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) và phố cổ Hội An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).

 

ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI THẢO

Khách sạn HILTON ĐÀ NẴNG (50 Bạch Đằng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt nam)

 

TIẾN TRÌNH HỘI THẢO

* Thời gian nhận đăng ký tham gia hội thảo: đến 17 giờ ngày 15/10/2019.
* Thời gian nhận tên đề tài và tóm tắt tham luận: đến 17 giờ ngày 28/10/2019.
* Thời gian nhận toàn văn tham luận: đến 17 giờ ngày 28/11/2019.

 

NGÔN NGỮ SỬ DỤNG
Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

 

THỂ LỆ GỬI THAM LUẬN
Tham luận gửi đến hội thảo là bài mới, chưa từng công bố trong các hội thảo, ấn phẩm nào, kể cả trên Internet.

 

XUẤT BẢN

Sau hội thảo, Ban Tổ chức sẽ phối hợp với các tác giả tham luận tổ để biên tập, hiệu chỉnh tham luận được đăng trong kỷ yếu hội thảo. Sau đó, TAO ĐÀN THƯ QUÁN sẽ xuất bản thành sách, phát hành rộng rãi ở trong và ngoài nước. Các tác giả có tham luận đăng trong sách sẽ được nhận sách biếu (5 cuốn/người) và nhuận bút thích hợp.

 

PHÍ THAM GIA HỘI THẢO

* 3.000.000 đ (đối với tác giả tham luận là người Việt Nam).
* 120 USD (đối với tác giả tham luận là người nước ngoài).
* Khách mời, những người dự thính và tham gia thảo luận tại hội thảo không phải đóng lệ phí.

 

LOGISTIC

– Các tác giả có tham luận tự túc di chuyển từ nơi ở / nơi công tác đến Đà Nẵng. Ban Tổ chức hội thảo sẽ có phương tiện đưa đón các tác giả tham luận và khách mời từ sân bay, ga xe lửa, bến xe ở Đà Nẵng đến khách sạn (nơi lưu trú) và đến địa điểm tổ chức hội thảo và đưa các tác giả tham luận và khách mời đi tham quan thực tế tại làng Thanh Chiêm (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) và phố cổ Hội An (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam).
– Ban Tổ chức hội thảo sẽ cung cấp nơi lưu trú cho các tác giả tham luận và khách mời trong 2 đêm 27 và 28/12/2019. Quý vị nào muốn lưu trú thêm ở Đà Nẵng xin đăng ký với Ban Tổ chức hội thảo để được sắp xếp thêm thời gian lưu trú, kinh phí do cá nhân tự chi trả.
– Ban Tổ chức hội thảo sẽ phục vụ các tác giả tham luận và khách mời các bữa ăn trong thời gian diễn ra hội thảo.

 

LIÊN HỆ

* Đăng ký tham gia hội thảo:
– ThS. Bùi Văn Tiếng (Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng), tại địa chỉ e-mail: buitiengdng@gmail.com
– TS. Trần Đức Anh Sơn (Tao Đàn Thư Quán), tại địa chỉ e-mail: anhsontd@gmail.com
– GS. Nguyễn Đăng Hưng (Viện Tôn vinh chữ quốc ngữ và tiếng Việt), tại địa chỉ e-mail: quocnguvinhdanh@gmail.com, hungnguyendang41@gmail.com

* Tóm tắt tham luận và toàn văn tham luận xin gửi đến: TS. Trần Đức Anh Sơn (Tao Đàn Thư Quán), tại địa chỉ e-mail: anhsontd@gmail.com

Ban Tổ chức hội thảo trân trọng thông báo và kính mời quý học giả tham gia hội thảo.

 

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021-2022

  • Hội thảo khoa học quốc gia “Vị trí, vai trò của Thiên Long Uyển trong Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288”

  • Thông báo mời viết bài tham gia Hội thảo Khoa học cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm 2021

  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa

  • Thông tin về tọa đàm: ‘VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI PHÁP’

  • Thông tin Hội thảo khoa học “Việt Nam học ngày nay” Đại học Sư phạm Hà Nội

  • Seminar khoa học: TS. Ueda Shinya_Quá trình hình thành không gian truyền thống người Kinh ở xung quanh Huế, thế kỷ XVII-XIX

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021-2022
  • Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội: Tuyển thẳng cao học và cấp học bổng nghiên cứu sinh
  • TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2022 (NGÀNH LỊCH SỬ)
  • Về việc dạy – học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Thực tập tốt nghiệp của chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam và Lịch sử Việt Nam tại Hà Giang
  • Khoa Lịch sử thông báo xét học bổng Lê Văn Hưu năm 2021
  • Thông báo giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm năm 2021
  • Khoa Lịch sử công bố kết quả trúng tuyển đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
  • Học sử góp phần vun trồng trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc
  • Khoa Lịch sử tuyển sinh Thạc sĩ đợt 2 năm 2021 CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :