• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Giới thiệu sách

Sách “Đường lối quân sự của Đảng- lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản”

21/05/2020

Xin trân trọng giới thiệu sách “Đường lối quân sự của Đảng- lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản” của  PGS, TS Vũ Quang Hiển.

 

Cuốn sách góp phần đem lại một cái nhìn toàn cảnh về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển đường lối quân sự của Đảng trong suốt 90 năm qua, kể từ khi Đảng thành lập đến nay, từ đó góp phần gợi mở những đề xuất nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, đủ sức đáp ứng mọi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước yêu cầu nhiệm vụ mới.

 

Nội dung cuốn sách chia làm 2 phần, gồm 8 chương, khái quát sự hình thành và phát triển của đường lối quân sự Việt Nam, chỉ ra một số nội dung cơ bản đường lối quân sự của Đảng thể hiện qua các giai đoạn lịch sử: Thời kỳ 1930-1945; thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; thời kỳ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mỹ; đất nước thống nhất, hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

 

Giới thiệu sách “Đường lối quân sự của Đảng- lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản”
Cuốn sách “Đường lối quân sự của Đảng-Lịch sử hình thành, phát triển và nội dung cơ bản” .

 

Trong thời kỳ 1930 – 1945, xuất phát từ điều kiện lịch sử, xã hội Việt Nam với những đặc trưng riêng, Đảng ta đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc với nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác vấn đề đấu tranh giai cấp để có thể huy động tổng lực sức mạnh dân tộc, đưa việc kết hợp đấu tranh giữa phong trào công nhân với phong trào yêu nước lên đến đỉnh cao. Đồng thời có sự chuyển hướng kịp thời theo tình thế cách mạng để xây dựng và củng cố về chính trị, tư tưởng, tổ chức, chớp thời cơ giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.

 

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ở giai đoạn đầu, với sự ra đời Nhà nước Dân chủ Cộng hòa non trẻ, đất nước đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, cùng lúc phải đối phó với thù trong giặc ngoài, Đảng ta đã có sự linh hoạt trong việc kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao để có thể tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng, tránh tổn thất tối đa, tạo điều kiện chuẩn bị cho công cuộc vừa kháng chiến, vừa kiến quốc lâu dài, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính. Những chủ trương, chiến lược đó là cơ sở để chúng ta có sự chuyển hướng kịp thời, đúng đắn từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, đưa lại thắng lợi to lớn trên mặt trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

 

Trong thời kỳ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã đề ra đường lối quân sự vô cùng linh hoạt, sáng tạo, đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi từng bước vững chắc. Từ đó đề ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau, trợ lực mạnh mẽ cho nhau nhằm hướng tới mục đích chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội.

 

Sau ngày đất nước thống nhất, hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được tiếp tục phát triển với nội dung phong phú, tập trung hoàn thiện nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng hiện đại, chính quy, tinh nhuệ, đủ sức đối phó với mọi biến động của tình hình trong nước, khu vực và quốc tế.

Cuốn sách vừa có sự xâu chuỗi, mang tính hệ thống trong đường lối quân sự Việt Nam vừa chỉ ra đặc trưng về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo qua từng thời kỳ với nguồn tư liệu phong phú, dẫn chứng sinh động, làm rõ tính kế thừa những giá trị cốt lõi trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh, nghệ thuật quân sự của các thế hệ đi trước, đồng thời làm nổi bật sự sáng tạo trong đường lối chiến tranh nhân dân của cách mạng Việt Nam.

 

Đây là cuốn sách có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà nghiên cứu, giảng dạy, học sinh, sinh viên, cán bộ, Đảng viên và đông đảo bạn đọc trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, học tập đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Website Khoa Lịch sử tổng hợp

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Giới thiệu sách “Huyền thoại về một vùng đất – Không gian văn hóa Tây Nguyên qua sử thi Ê-đê”

  • Công trình “Lịch sử và Văn hóa Việt Nam – Tiếp cận bộ phận” mang giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam

  • Giới thiệu sách “Tìm về cội nguồn” của GS Phan Huy Lê

  • Di sản văn hoá Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử

  • Sách “Khảo Cổ Học Biển Đảo Việt Nam – Tiềm Năng Và Triển Vọng”

  • Giới thiệu sách “Giáo Trình Lịch Sử Sử Học” của PGS.TS Hoàng Hồng và PGS.TS Trần Kim Đỉnh

  • Đại Cương Sử Liệu Học Và Các Nguồn Sử Liệu Chữ Viết Lịch Sử Việt Nam

  • “Biển và lục địa – vai trò và mạng lưới giao lưu ở lưu vực các dòng sông miền Trung”

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA LỊCH SỬ NĂM HỌC 2021-2022
  • Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội: Tuyển thẳng cao học và cấp học bổng nghiên cứu sinh
  • TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC ĐỢT 1 NĂM 2022 (NGÀNH LỊCH SỬ)
  • Về việc dạy – học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Thực tập tốt nghiệp của chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam và Lịch sử Việt Nam tại Hà Giang
  • Khoa Lịch sử thông báo xét học bổng Lê Văn Hưu năm 2021
  • Thông báo giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm năm 2021
  • Khoa Lịch sử công bố kết quả trúng tuyển đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
  • Học sử góp phần vun trồng trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc
  • Khoa Lịch sử tuyển sinh Thạc sĩ đợt 2 năm 2021 CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :