• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Thông tin đào tạoTin tức của KhoaTin tức trang chủ

Những điều xinh đẹp của Hội An – Cảm xúc sau thực tập thực tế của sinh viên chuyên ngành Văn hóa học và Lịch sử văn hóa Việt Nam

25/11/2019

Theo kế hoạch đào tạo hàng năm, bộ môn Văn hóa học và Lịch sử văn hóa Việt Nam đã tổ chức cho sinh viên chuyên ngành – sinh viên K61 – đi thực tập thực tế tại Hội An, Quảng Nam từ ngày 10 đến ngày 16/11/2019. Website Khoa Lịch sử trân trọng giới thiệu bài cảm nhận của sinh viên Nguyễn Phương Anh sau đợt thực tập:

 

“Tôi từng nghe một câu nói rằng: Bạn sẽ biết vùng đất nào dành cho bạn khi mà ở đó, bạn cảm thấy đây là nơi mình thuộc về, là nơi khiến bạn cảm thấy tự do, thoải mái và được là chính mình. Đó là một thứ cảm xúc rất khó tả và không thể giải thích bằng tư duy logic. Lần này trở về từ Hội An, tôi mơ hồ nhận ra cảm giác ấy.

Hội An thật ra rất bé, chỉ cần 1 ngày có khi cũng đi hết được. Nhưng có người bản địa cho rằng “khám phá Hội An phải cần cả một đời, bởi Hội An nhỏ mà sâu”. Thế nên thích nơi đây thì dễ, nhưng để yêu thương nó thì không thể chỉ dừng chân ghé qua tham quan được. Vì vậy 2 lần đến Hội An cho tôi 2 cảm giác hoàn toàn trái ngược nhau.

Khác với những chuyến đi xa trước, lần đi thực tập này không khiến tôi có nhiều hồi hộp hay háo hức. Có thể vì chuyến đi diễn ra quá gấp gáp, tôi không có nhiều thời gian chuẩn bị. Cũng có thể vì tôi chưa sẵn sàng buông bỏ những điều cũ kĩ, những suy nghĩ khiến tôi buồn chán cả ngày.

Nhưng có lẽ đấy lại là một điều tuyệt vời. Tôi đến Hội An với một sự ngỡ ngàng và hạnh phúc lạ kì. Không phải một Hội An huyền ảo lung linh trong đêm với những ánh đèn màu mà tôi từng thấy. Hội An mà tôi đang trải nghiệm xinh xắn, bé nhỏ và giản dị vô cùng. Một thế giới quan mới trong tôi được mở ra.

Hội An vào mùa mưa đỏng đảnh và khó đoán như một cô gái trẻ. Buổi sáng còn trong xanh, nắng vàng thì buổi chiều có thể nổi ngay một cơn mưa rào dữ dội. Chỉ cần ngồi đăm chiêu nghĩ xem thời tiết hôm nay sẽ thế nào cũng khiến tôi chẳng còn tâm trí nào cho những điều phiền muộn trong lòng.

Mỗi chiều sau khi kết thúc buổi khảo sát thực địa tại làng nghề, tôi cùng đám bạn lại đạp xe vào khu phố cổ. Những ngôi nhà cổ 2 tầng phủ kín rêu phong, xếp đều nhau, vàng rực lấp ló bên những chùm hoa giấy. Những bài nhạc không lời du dương phát ra từ những chiếc loa nhỏ ở góc phố. Tiếng những bước chân chậm rãi hòa vào tiếng nói cười và những giọt mưa tí tách. Hội An mùa mưa thật trầm lắng và mơ màng như một bản nhạc.

Nếu đơn giản chỉ nói về vẻ đẹp của Hội An bằng ánh đèn bằng nhạc thì chưa đủ. Với tôi, di sản văn hóa thực sự của Hội An không nằm ở cảnh vật, ở những dãy phố cổ mà chính là con người nơi đây. Sự hồn hậu, thân thiện của bác chủ nhà homestay, của những cô bán hàng, của những bác nghệ nhân trong làng gốm Thanh Hà, … khiến tôi thực sự bị rung động và cảm thấy thân thương vô cùng.

Tôi bất ngờ vì hầu như đi quán ăn nào, các bác chủ quán cũng tận tình ra hỏi thăm đoàn chúng tôi đến từ đâu, đồ ăn có hợp khẩu vị không, ăn có no không? Điều tuyệt vời nhất là khi đi đến đâu tôi cũng cảm thấy những người dân nơi đây như người thân của mình. Bởi họ quá đỗi thân thương và nồng hậu. Họ sống một cuộc đời thật giản dị và chan hòa với nhau. Đi đến đâu tôi cũng thấy một gương mặt chung hiền lành như thế, một giọng nói đặc sệt giọng “Quảng Nom” ngồ ngộ, đáng yêu như thế. Đi đến đâu tôi cũng được đón nhận và chia sẻ. Tôi cảm giác những người dân ở đây như sống ở “vườn sao băng” vậy, theo cách giải thích của mẹ tôi, đó là nơi toàn những người tốt ở với nhau. Người Hội An dễ thương lạ kỳ!

Những ngày làm khảo sát ở làng gốm Thanh Hà, chúng tôi được lắng nghe nhiều câu chuyện đời của những người nghệ nhân nơi đây. Cái cách họ nhìn về cuộc sống đầy lạc quan khiến tôi được truyền rất nhiều cảm hứng.

Dù là bất cứ ai, một người tri thức hay một người bán hàng rong ven đường, cũng đều là những người truyền cảm hứng về khu phố cổ kính này. Sự hồn hậu, chân chất của họ khiến ta phải thấy lưu luyến… Và không hiểu sao, việc sà vào một quán cóc ven đường, trò chuyện cùng những người dân quê bình dị nơi đây là một điều rất thú vị và ý nghĩa đối với tôi. Tôi không cần phải thể hiện mình là một ai, chỉ cần lắng nghe câu chuyện của họ và đón nhận những nụ cười ấm áp nhất. Những câu chuyện không đầu không cuối và cách họ nói chuyện luôn cho tôi cảm giác thân thuộc như người nhà, không gian và con người Hội An khiến con người ta có cảm giác muốn được sống chậm lại một chút.

Mỗi tối đặt lưng xuống giường, tôi lại suy nghĩ. Tôi đến Hội An với một tâm trạng lẫn lộn, mơ hồ. Ngay cả chính lúc này, tôi vẫn chưa biết điều gì đang chờ đón mình phía trước. Nhưng tôi yêu cái cảm giác mình đang có lúc này. Được sống giữa mọi người và có một thế giới quan của riêng mình. Tôi ước thời gian được ở lại Hội An kéo dài thêm chút nữa. Tôi cảm thấy một phần nào đó trong tâm hồn mình bị để lại nơi đây mất rồi!”

 

* Bức ảnh nhóm khảo sát chúng tôi chụp chung cùng cô Bảy và chị Trang, là những người làm việc trong làng gốm Thanh Hà, hai người đã giúp đỡ nhóm chúng tôi rất nhiều trong những buổi làm khảo sát tại làng để có một báo cáo thành công nhất. Nụ cười ấm áp và sự tốt bụng của họ chính là một điều xinh đẹp khi tôi nghĩ về Hội An!

 

Website Khoa Lịch sử 

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Cảm nghĩ của sinh viên K62 Lịch sử đô thị sau chuyến thực tập chuyên ngành tháng 12/2020

  • Mười năm tích hợp chương trình các môn lý luận Mác – Lênin (2009 – 2019): Quá trình thực hiện và kinh nghiệm

  • Hội thảo khoa học “Nghiên cứu vùng cao Việt Nam: Sử học và tiếp cận liên ngành”

  • Thực tập tốt nghiệp của sinh viên K62 chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam

  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên

  • Khoa Lịch sử đạt chuẩn AUN chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử

  • Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, trao học bổng Lê Văn Hưu năm 2020 và Giải thưởng Đinh Xuân Lâm lần thứ tư

  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”
  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên
  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum
  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm
  • Mời tham gia khoá đào tạo phương pháp viết sử đa ngành của EFEO
  • Học viên cao học Ngành Quản lý Văn hóa đạt Giải Nhất cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”
  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa
  • Ngành Văn hóa học, Đi-học/hỏi – Hiểu về văn hóa
  • Ngành Lịch sử USSH – Những câu hỏi thường gặp

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :