Xin trân trọng thông báo và kính mời Quý Thầy Cô, các Nhà Khoa học, NCS, Học viên và Sinh viên đến tham dự buổi thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại do Khoa Lịch sử (VNU-USSH Hanoi) và Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển (VNU Hanoi) đồng tổ chức.
Ngôn ngữ: Việt & Anh.
Abstract/Tóm tắt nội dung:
THE VIETNAMESE REVOLUTIONARY UNDERGROUND IN SOUTH CHINA: OVERLAPPING JURIDICAL REGIMES AND SPACES OF INSURRECTION (c.1880-1940)
Melody Shum (Ph.D Candidate, Northwestern University)
Between the late-nineteenth and early-twentieth centuries, generations of Vietnamese revolutionaries had travelled to South China as well as the Sino-Vietnamese borderlands to seek refuge, education, and opportunities to build an independence movement overseas. My dissertation argues that the sustainability of the Vietnamese revolutionary underground in South China depended on three key factors – Sinospheric anti-imperialism, Vietnamese native-place networks, and the multiplicity of legal regimes in China as a result of foreign extraterritoriality and the de-facto rule of regional warlords. Many Vietnamese revolutionaries were influenced by the radical works of Chinese reformers and Enlightenment thinkers. The native-place networks of Nghệ An Province in central Vietnam, based on a Vietnamese-Confucianist tradition that emphasized family and community, formed the backbone of the revolutionary underground in South China. Nghệ An became a major supplier of revolutionary leaders, including Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm, and Hồ Tùng Mậu. In China, Vietnamese revolutionaries had often sought refuge in localities with murky jurisdictions, such as foreign concessions, Western colonies, or warlord/ borderland regions. French extraterritoriality in China meant that the Vietnamese were treated legally as French subjects, but whether they were identified with that status depended on the jurisdiction that they had crossed into. The encounters that Vietnamese revolutionaries had with China’s regionalism and legal geography were self-identification processes that affected how they constructed the course of their own revolution. My dissertation demonstrates why ancient Sinospheric traditions and culture helped Vietnamese revolutionaries to transgress a newly imposed upon geopolitical landscape defined by legal imperialism.
HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG BÍ MẬT CỦA CÁC CHIẾN SĨ VIỆT NAM Ở MIỀN NAM TRUNG QUỐC: SỰ ĐAN XEN GIỮA CÁC THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG KHÔNG GIAN CỦA PHONG TRÀO GIÀNH ĐỘC LẬP (1880 – 1940)
Melody Shum (Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Đại học Tây Bắc, Hoa Kỳ)
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhiều thế hệ các nhà cách mạng Việt Nam đã tìm đến vùng biên giới Việt – Trung và miền Nam Trung Quốc để tỵ nạn, đào tạo và tìm kiếm cơ hội để xây dựng phong trào độc lập ở hải ngoại. Nghiên cứu của tôi cho rằng sự bền vững của mạng lưới cách mạng có tính chất bí mật của Việt Nam ở miền Nam Trung Quốc được dựa trên ba nhân tố chính: phong trào chống lại chủ nghĩa đế quốc, mạng lưới đồng hương của người Việt và sự đa dạng của các thể chế chính trị vốn là kết quả của các đặc quyền ngoại giao và ảnh hưởng trên thực tế của các thế lực quân phiệt ở Trung Quốc. Mạng lưới đồng hương của những người Việt ở Nghệ An, một địa phương thuộc miền trung Việt Nam được dựa trên truyền thống Nho học, cái nhấn mạnh vào gia đình và cộng đồng đã hình thành lên xương sống của cộng đồng những người cách mạng hoạt động bí mật ở Nam Trung Hoa. Nghệ An trở thành vùng đất sản sinh chính ra những người lãnh đạo cách mạng như là Phan Bội Châu, Hồ Học Lãm, Hồ Chí Minh, Hồ Tùng Mậu. Ở Trung Quốc, những người cách mạng Việt Nam thường cố gắng hoạt động ở trong các thể chế mà có tổ chức chính quyền không rõ ràng, như các tô giới nước ngoài, các thuộc địa của các nước phương Tây hoặc ở các khu vực biên giới chịu sự khống chế bởi các thế lực quân phiệt địa phương. Những người cách mạng Việt Nam không chỉ lợi dụng đặc quyền ngoại giao của người Pháp ở Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc người Việt Nam được đối xử về mặt pháp luật tương tự người Pháp, mà hơn nữa thân phận của họ còn được xây dựng phụ thuộc vào chính quyền mà họ dự định sẽ thâm nhập vào. Cuộc gặp gỡ mà những người cách mạng Việt Nam từng có với chủ nghĩa khu vực ở Trung Quốc và các hệ thống pháp luật theo không gian địa lý là một quá trình tự xác định bản sắc, nhân tố tác động đến cách thức mà họ xây dựng con đường cách mạng riêng. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm rõ lý do và cách thức mà vốn văn hóa truyền thống cổ Trung Hoa đã giúp những người cách mạng Việt Nam làm phá vỡ một khung cảnh chính trị mới được xác lập bởi chủ nghĩa đế quốc.
Melody Shum is a PhD Candidate in Southeast Asian History, with a specific research focus on modern Vietnam, Sino-Vietnamese relations, international law, and borders. Originally from Hong Kong, Melody completed her M.Phil. and B.A. (Hons.) in History at the University of Hong Kong, where she had also taught in its European Studies Programme. She is currently an affiliate at the École Française d’Extême-Orient in Hanoi (EFEO). Previously, she was as a visiting scholar at the Institute of Modern History, Academia Sinica, Taipei. She had also been invited to take part in the Max Planck Summer Academy for Legal History in Frankfurt, Germany. At Northwestern, Melody is a Mellon Cluster Fellow in Asian Studies and a Graduate Fellow in Legal Studies. Her research has been generously supported by the Henry Luce Foundation/ American Council of Learned Societies (ACLS), the EFEO, the Chiang Ching-kuo Foundation, and the Buffett Institute for Global Studies, Northwestern University.
Trân trọng kính báo và chào đón Quý Thầy Cô, các Bạn và các Em sinh viên,học viên sau đại học của Khoa.