• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Đào tạo sau đại họcThông tin sử họcTin tức trang chủ

Lớp Thạc sĩ Quản lý Văn hóa khảo sát thực tế công tác quản lý di sản vật thể

20/06/2020

Ngày 14/6/2020, được sự hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Minh Khang, lớp Thạc sĩ Quản lý Văn hóa của Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện hoạt động khảo sát thực tế công tác quản lý di sản vật thể tại huyện Thường Tín thành phố Hà Nội.

 

 

Đây là một phần nội dung giảng dạy thực tế của chuyên đề Quản lý di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam. Học phần nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, toàn diện về di sản và quản lý di sản; nhận dạng và phân biệt các loại hình di sản văn hóa, trong đó tập trung vào nhóm di sản văn hóa vật thể. Người học cũng có cơ hội tiếp cận tìm hiểu với những vấn đề về quản lý và bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam trong bối cảnh đương đại; Mối liên hệ giữa Việt Nam với quốc tế về vấn đề quản lý và bảo tồn di sản văn hóa. Hoạt động thực tế nhằm mục tiêu làm rõ các vấn đề quy định quản lý Nhà nước về di sản vật thể với tình hình thực tế tại một địa phương cụ thể.

 

 

Thường Tín là một huyện nằm ở phía Nam của thành phố Hà Nội, một vùng đất cổ với hệ thống di sản văn hóa vật thể vào loại dày đặc nhất ở Việt Nam. Toàn huyện có 462 di tích, trong đó có 69 di tích cấp quốc gia và 51 di tích cấp thành phố. Lớp học đã tới thăm và học tập tại hai di tích tiêu biểu của huyện Thường Tín là chùa Đậu (Pháp Vũ) và đình tổng La Phù.

 

Trao đổi, thảo luận tại Đình Tổng La Phù 

 

Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, lớp học đã tập trung đi sâu nghiên cứu, trao đổi và thảo luận sôi nổi các vấn đề về loại hình và thành phần di sản vật thể chùa tháp, nhất là loại hình chùa Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) trong tín ngưỡng Phật giáo dân gian; loại hình và thành phần di sản đình làng trong tín ngưỡng thờ thành hoàng làng truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc bộ. Đặc biệt, TS Nguyễn Minh Khang đã giải thích các quy định của Nhà nước về quản lý di sản vật thể ở Việt Nam, phân tích hiện trạng hoạt động quản lý, bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di sản vật thể chùa Đậu và đình La Phù. Từ đó, chỉ ra các mặt tích cực và một số điểm hạn chế trong công tác quản lý di sản văn hóa vật thể ở nước ta hiện nay.

 

Làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín

 

Cùng ngày, lớp học đã có buổi làm việc và trao đổi thảo luận chuyên sâu với đại diện lãnh đạo huyện Thường Tín (PCT huyện Thường Tín, bà Lê Thị Liễu), Trưởng phòng Văn hóa (ông Đặng Hữu Hiệp) và Trưởng phòng Nội vụ (ông Lê Mạnh Cường) cùng các chuyên viên phòng Văn hóa huyện. Tại cuộc thảo luận, các học viên được những người làm công tác quản lý di sản văn hóa lâu năm tại địa phương giới thiệu cụ thể về một số kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý, bảo tồn, trùng tu và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn. Cùng trong ngày, lớp học đã đi thăm một số mô hình phát huy giá trị di sản vật thể và phi vật thể của huyện Thường Tín trong hoạt động du lịch và quảng bá văn hóa địa phương.

 

Trao đổi thảo luận tại Chùa Đậu

 

Tham gia hoạt động điều tra thực địa tại di tích, còn có các thày cô Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Bộ môn Khảo cổ học của Khoa Lịch sử, cán bộ nghiên cứu của Viện Khảo cổ học và Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Các giảng viên và nhà nghiên cứu đã trao đổi kinh nghiệm điền dã, kỹ năng nghiên cứu thực địa và bình luận sôi nổi về công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong đời sống đương đại. 

 

Đoàn trao đổi thảo luận tại Chùa Đậu

 

Đây là hoạt động thường xuyên ngoài hình thức giảng dạy tại giảng đường, nhằm thực hiện phương châm của Khoa Lịch trong việc sử dụng chuyên gia khoa học có tham vấn nhà quản lý trực tiếp vào hoạt động giảng dạy trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý Văn hóa của Khoa Lịch sử.

 

Tin và ảnh: Lacsoncusi

 

 

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Mười năm tích hợp chương trình các môn lý luận Mác – Lênin (2009 – 2019): Quá trình thực hiện và kinh nghiệm

  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”

  • Thực tập tốt nghiệp của sinh viên K62 chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam

  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên

  • Khoa Lịch sử đạt chuẩn AUN chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử

  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum

  • Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, trao học bổng Lê Văn Hưu năm 2020 và Giải thưởng Đinh Xuân Lâm lần thứ tư

  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”
  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên
  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum
  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm
  • Mời tham gia khoá đào tạo phương pháp viết sử đa ngành của EFEO
  • Học viên cao học Ngành Quản lý Văn hóa đạt Giải Nhất cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”
  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa
  • Ngành Văn hóa học, Đi-học/hỏi – Hiểu về văn hóa
  • Ngành Lịch sử USSH – Những câu hỏi thường gặp

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :