• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Chân dung sử học

GS.VS Trần Huy Liệu (1901-1969) người sáng lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

07/05/2017

Cố GS.VS Trần Huy Liệu là một trí thức yêu nước và cách mạng với cuộc đời hoạt động phong phú, sôi nổi trên nhiều lĩnh vực.

 

Ông là một nhà báo, một nhà thơ, một chiến sĩ cộng sản, một nhà hoạt động cách mạng có nhiều cống hiến quan trọng trong cách mạng tháng Tám 1945, trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ năm 1945-1946.

 

Ông còn là một nhà sử học cách mạng có công lao to lớn trong công cuộc khai sinh và xây đắp nền tảng cho nền sử học mácxít, nền khoa học lịch sử hiện đại Việt Nam.

 

Năm 1953, ông được cử làm Trưởng ban Văn-Sử-Địa, một tổ chức chỉ đạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Đó là tổ chức tiền thân của Viện KHXH hiện nay (trước đó là Uỷ ban KHXH, rồi Trung tâm KHXH&NV Quốc gia) và Ban sử là tổ chức tiền thân trực tiếp của Viện sử học Việt Nam thành lập năm 1959 mà ông là Viện trưởng. Năm 1966 GS.VS Trần Huy Liệu là người sáng lập Hội khoa học lịch sử Việt Nam mà ông là vị Hội trưởng đầu tiên.

 

Nền sử học Mácxit hiện đại Việt Nam đã được chuẩn bị từ trước cách mạng tháng Tám 1945 với sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, với những tác phẩm vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…vào nghiên cứu, lý giải những vấn đề lịch sử cận đại và hiện đại của đất nước, của dân tộc.

Nền sử học hiện đại  đó ra đời sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám với một đặc điểm nổi bật là những nhà trí thức cách mạng đã từng tham gia lãnh đạo cách mạng, góp phần cùng toàn dân sáng tạo ra lịch sử hiện đại Việt Nam chính là những nhà sử học mácxit đầu tiên nghiên cứu và ghi chép lại những trang sử cách mạng đó, những người đi đầu trong sự nghiệp xây dựng nền sử học hiện đại Việt Nam.

GS.VS Trần Huy Liệu cùng với GS.VS Nguyễn Khánh Toàn, GS Đào Duy Anh, GS Hoàng Xuân Hãn, GS Phạm Huy Thông đã quá cố và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS.NGND Trần Văn Giàu…là những nhà sử học khai sáng, những sử gia bậc thầy, bậc đàn anh của giới sử học Việt Nam.

 

Về phương diện sử học, GS.VS Trần Huy Liệu là một chuyên gia hàng đầu về lịch sử cận-hiện đại Việt Nam với nhiều công trình thu thập tư liệu và chuyên khảo lỗi lạc, xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 và Huân chương Hồ Chí Minh.

Tất cả những công trình, luận văn sử học của ông luôn luôn tiếp cận, phản ánh sự thật lịch sử một cách khách quan, trung thực với tính chiến đấu cao, mang sử bút kết hợp khí tiết nhà Nho với tinh thần cách mạng của một chiến sĩ cộng sản và phương pháp luận sử học mácxit. Có thể coi đó là phong cách sử học Trần Huy Liệu.

 

Cố GS.VS Trần Huy Liệu giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết giới sử học Việt Nam. Với cương vị Viện trưởng Viện sử học Việt Nam và Hội trưởng Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, ông đã tập hợp được tất cả các nhà sử học, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử  vì mục tiêu xây dựng nền sử học, vì chức năng nghiên cứu lịch sử và đào tạo cán bộ, phổ biến tri thức lịch sử và giáo dục truyền thống dân tộc trong nhân dân, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, hướng sử học vào nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 
Ông là một người bao dung, độ lượng, thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh và tâm tư, nguyện vọng từng con người và đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho không ít người vượt qua những khó khăn riêng tư để vươn lên trong học tập và nghiên cứu, cống hiến cho sự phát triển sử học.
Trong giao tiếp và ứng xử, trong tổ chức và chỉ đạo các công trình khoa học, ông không bao giờ để cho ranh giới cơ quan, địa phương phân chia các nhà sử học, coi giới sử học cả nước như một nhà, một cộng đồng nghề nghiệp gắn bó với nhau trong sự nghiệp chung.
 
GS.VS Trần Huy Liệu là hiện thân của lòng nhân ái, của tính trung thực, được giới sử học coi như một người Anh, người Thầy kính mến và thân thiết. Hội KHLSVN đã đúc tượng đồng GS trao tặng cho gia đình và Viện sử học.
 
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, giới sử học cả nước xin bày tỏ tấm lòng kính trọng, tôn vinh và biết ơn đối với công lao, cống hiến to lớn của GS.VS Trần Huy Liệu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền sử học hiện đại Việt Nam cũng như trong việc sáng lập và đặt cơ sở đầu tiên cho sự ra đời và phát triển của Hội KHLSVN.
GS.NGND Phan Huy Lê
    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc được tặng Danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2020.

  • Đức nghiệp một người thầy: PGS.TS, NGND Hán Văn Khẩn

  • Nhà khoa học say mê gốm cổ                    

  • Một Người Thầy lớn đã đi xa                               

  • Vĩnh biệt thầy Nguyễn Văn Hồng – kẻ sĩ cốt cách, một đời tài hoa

  • Phó Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ đoạt giải thưởng Bùi Xuân Phái

  • Về khối tài liệu của giáo sư Phan Đại Doãn hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III

  • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Đại Doãn

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”
  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên
  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum
  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm
  • Mời tham gia khoá đào tạo phương pháp viết sử đa ngành của EFEO
  • Học viên cao học Ngành Quản lý Văn hóa đạt Giải Nhất cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”
  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa
  • Ngành Văn hóa học, Đi-học/hỏi – Hiểu về văn hóa
  • Ngành Lịch sử USSH – Những câu hỏi thường gặp

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :