• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Thông tin sử họcTin tức - Sự kiện

Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”

07/01/2021

Bảo tàng Nhân học (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội-USSH) và SEN Heritage tổ chức triển lãm “Phỏng dựng kiến trúc chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo” tại Bảo tàng Nhân học, tầng 3 nhà D, số 336 đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội. Thời gian triển lãm từ 8h30 ngày 14-1-2021 kết thúc vào 17h00 ngày 22/1/2021. Triển lãm khai mạc vào hồi 9h00-11h30 ngày 14/1/2021. Trong thời gian diễn ra triển lãm sẽ có hai tọa đàm với sự trình bày của TS Nguyễn Văn Anh và TS Trần Trọng Dương: tọa đàm vào 9h00-11h30 ngày 15/1/2021, và tọa đàm bế mạc 14h00-16h30 ngày 22/01/2021. Triển lãm miễn phí toàn bộ phần thuyết minh và trải nghiệm VR3D trong thời gian trưng bày. Triển lãm hướng đến việc trao đổi, thảo luận những vấn đề về lý thuyết, phương pháp, thao tác luận liên quan đến việc nghiên cứu phỏng dựng kiến trúc Phật giáo thời Lý, đồng thời lan tỏa các giá trị của di sản mĩ thuật thời Lý đến với xã hội, đặc biệt là đối với sinh viên thuộc lĩnh vực xã hội nhân văn.

 

 

Triển lãm trưng bày ảnh hiện vật của các bảo vật quốc gia như Bia Sùng Thiện Diên Linh (1121), cột đá chùa Dạm (1094), tượng Phật chùa Phật Tích, và một số hiện vật thời Lý khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long. Ngoài ra, triển lãm trưng bày một số sản phẩm phục dựng hiện vật và kiến trúc thời Lý, như đầu rồng, đầu phượng, lá đề song long hiến châu, trụ đá Bách Thảo… Quan trọng nhất, triển lãm dành riêng một không gian để triển lãm các sản phẩm tranh 3D, VR3D, AR, bản mockup mô hình phỏng dựng kiến trúc Một Cột và chùa Diên Hựu thời Lý. Sản phẩm này đã công bố lần đầu vào ngày 10/10/2020 bởi tạp chí Tia Sáng- cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học và Công nghệ, và đã được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. Sản phẩm phỏng dựng được đông đảo các nhà nghiên cứu và công chúng quan tâm, chia sẻ và góp ý phản biện.

 

 

Sản phẩm công nghệ thực tế ảo VR3D chùa Diên Hựu và kiến trúc Một Cột thời Lý của nhóm SEN Heritage là một kết quả đúc kết từ 10 năm nghiên cứu và tổng hợp các giả thuyết khoa học. Từ hàng trăm mảnh vụn và phế tích khảo cổ, bản tái lập chùa Diên Hựu đã phỏng dựng tổng thể mặt bằng mandala chùa tháp thời Lý, với phong cách Lý, và kĩ thuật xây dựng đương thời. Như ta biết, Chùa Một Cột hiện nay là một sản phẩm phục dựng có niên đại 1955, được thực hiện bởi KTS. Nguyễn Bá Lăng sau khi chùa bị đặt bom đánh sụp vào ngày 9/11/1954. Để “xuyên không về văn hóa thời Lý”, TS. Trần Trọng Dương (chủ trì khoa học của dự án) đã dựa trên sử liệu của văn bia Sùng Thiện Diên Linh (1121) để tái lập bình đồ mandala đồng tâm đa chiều, với tháp Một Cột ở trung tâm, được bao bọc bởi hai vòng ao, hai vòng sân, hai vòng hành lang- giải vũ, và hệ thống các tháp lưu ly, các cầu bắc bắc qua các ao, các sân ở bốn phía đông tây nam bắc… Toàn bộ bình đồ này đã mô phỏng đồ án mandala (mạn đồ la) theo đúng kinh điển Phật giáo được ghi chép trong các bộ Hoa Nghiêm kinh, Pháp hoa kinh, A hàm kinh, Pháp giới an lập đồ, Hoa tạng truyện, Phật tổ thống kỷ…

 

 

 

Giả thuyết khoa học của Trần Trọng Dương đã được KTS. Đinh Anh Tuấn (CEO của VNi), NTK. Trần Thanh Tùng (CEO của Hội quán Di sản), cùng Duy Nguyễn, Lê Minh Quân, Huy Phạm, Hiệu Sicula, Phạm Minh Tùng, v.v. thực hiện số hóa. Kết quả của dự án bao gồm các sản phẩm sau: bản thiết kế kỹ thuật 3D các đơn nguyên kiến trúc trong chùa Diên Hựu, phim 3D, bản VR3D của mandala Diên Hựu, bản mockup hình thái kiến trúc của tháp Một Cột, các sản phẩm hiện thực hóa từ bản phỏng dựng để phục vụ công tác giáo dục di sản, trưng bày thuyết minh bảo tàng,… Các sản phẩm này vừa là số hóa các mảnh vụn di sản rời rạc vào một hệ thống tái lập và phỏng dựng, nhằm phục vụ việc lưu trữ dữ liệu, bảo tồn văn hóa, phỏng dựng phế tích, quảng bá di sản văn hóa thời Lý đến với xã hội đương đại. Các sản phẩm này có thể ứng dụng cho nhiều hoạt động khác nhau, từ nghiên cứu, diễn họa, mô phỏng giả thuyết khoa học, trưng bày bảo tàng, thuyết minh bảo tàng, đến ứng dụng cho du lịch, giáo dục và đào tạo di sản, quảng bá văn hóa truyền thống trong hệ thống giáo dục các cấp. Sản phẩm VR3D, AR3D, film 3D có thể sử dụng như là phim trường ảo, sản xuất phim 3D, sản xuất các phần mềm game lịch sử, và có thể hướng đến phục dựng trên một không gian ngoài thực tế. VR3D chùa Diên Hựu giúp người xem có thể ngược dòng thời gian 800 năm, để bước đi trong không gian chùa tháp hoàng gia thời Lý. Sản phẩm chính của dự án giúp các thế hệ người Việt của thế kỷ XXI có thể trải nghiệm những nét đẹp vàng son xưa cũ trong một không gian thực tế ảo.

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: văn hóa là ngọn đuốc soi đường cho quốc dân đi. Dự án VR3D chùa Một Cột- Diên Hựu là sản phẩm tái lập di sản văn hóa Đại Việt thời Lý. Các sản phẩm này đã công bố online, để có thể làm giáo cụ cho các chương trình giảng dạy về kiến trúc Lý, mỹ thuật Lý, và lịch sử văn hóa Việt Nam, cũng như quảng bá những giá trị văn hóa thời Lý đến với xã hội đương đại.

 

 

Ý kiến đánh giá của các học giả:

 

GS.TS. Lâm Mỹ Dung – nguyên Giám đốc Bảo tàng Nhân học: “Đây là ‘một thực tế ảo’ về vị trí, hình thái kiến trúc, quy mô của chùa tháp Diên Hựu. Vì hiện tại không còn khả năng khảo sát dưới lòng đất, đây là một cách để sinh động hóa, và làm giàu thêm cái vốn cổ truyền, vì giá trị của di tích không chỉ kế thừa từ lịch sử mà còn cần thêm những đóng góp mới của ngày nay”.

 

PGS.TS. Nguyễn Văn Huy– nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: “Việc nhóm SEN Heritage nghiên cứu, chỉ với một ví dụ với chùa Diên Hựu, cho thấy cần rất nhiều công sức mới tái lập được nội dung phong phú dùng cho các thiết bị, công nghệ đó. Các bảo tàng, các di tích có thể học từ kinh nghiệm này để mở ra cách phát triển công nghệ thực tế ảo vào trưng bày… Dự án này đã đưa được di sản của quá khứ mà nay chỉ còn là phế tích vào trong xã hội đương đại, làm cho quá khứ đến với xã hội đương đại. Đó là mục tiêu mà chúng ta phải cùng suy nghĩ để thực hiện: làm thế nào để di sản quá khứ, tưởng như đã chết đến được với người trẻ, với học sinh, giúp họ tưởng tượng được di sản của chúng ta trong quá khứ hùng tráng như thế nào”.

 

Nhà sử học Dương Trung Quốc – Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia: “Tôi thực sự vui mừng khi được chiêm ngưỡng chùa Một Cột trong không gian ảo hôm nay. Khung cảnh ngôi chùa Diên Hựu được mô tả hết sức chi tiết, sống động. Tuy chưa phải là hiện thực bằng vật chất, nhưng bằng công nghệ số, chúng ta có thể hoàn toàn hình dung như mình đang sống trong chính không gian ấy.  Và điều đáng ghi nhận nhất đối với công trình nghiên cứu của TS Trần Trọng Dương là anh biết “lôi kéo”, hướng khoa học công nghệ hiện đại vào việc khám phá, phục dựng di sản của Tổ tiên, để trả lời cho câu hỏi Tổ tiên chúng ta như thế nào để hun đúc lên tình yêu, niềm tự hào đối với lịch sử nước nhà. Tôi rất mong dự án này nhận được sự quan tâm của cộng đồng, được nhiều cơ quan ứng dụng vào đời sống, nhất là đời sống học đường vì nó hướng tới những giá trị văn hóa bền vững, đặt lịch sử về với đúng vai trò, giá trị của nó.”

 

GIỚI THIỆU VỀ NHÓM SEN HERITAGE:

 

SEN HERITAGE là một dự án nghiên cứu, đề xuất ứng dụng và quảng bá Di sản Việt Nam vào đời sống xã hội hiện tại. Dự án nghiên cứu văn hóa này được thành lập bởi nhóm các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, họa sĩ, và các bạn trẻ yêu thích văn hóa cổ truyền Việt Nam. Leaders của nhóm gồm Kiến trúc sư Đinh Anh Tuấn (CEO VNI, Holomia), Nhà thiết kế Trần Thanh Tùng (CEO của Hội quán Di sản), TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, VASS), và các thành viên khác như Duy Nguyễn, Hiệu Sicula, Lê Minh Quân, Phạm Minh Tùng, Huy Nguyễn… Sản phẩm chính của SEN là các mẫu công trình kiến trúc, vật phẩm văn hóa và phần mềm thăm quan, phục vụ các công tác bảo tàng (trình bày thực tế ảo, thuyết minh), và phục vụ giáo dục kiến thức lịch sử văn hóa truyền thống Việt Nam trong nhà trường. VR3D chùa Diên Hựu- Một Cột thời Lý là sản phẩm đầu tiên của nhóm trong chương trình tái lập các di sản kiến trúc- mỹ thuật thời chùa Ngưỡng Sơn Linh Xứng, An Nam tứ đại khí, … và nhiều di sản văn hóa khác.

 

Một số thành viên của SEN Heritage. 10-10-2020.

Từ trái sang: Nguyễn Văn Lý, Lê Minh Quân, Phạm Minh Tùng, Trần Trọng Dương, Nguyễn Ngọc Duy, Trần Thanh Tùng, Đinh Anh Tuấn, Nguyễn Đức Quang, Hiệu Sicula, Nguyễn Trọng Tuấn.

 

 

 

Trần Trọng Dương: Tiến sĩ (2011), Viện nghiên cứu Hán Nôm- VASS, giảng viên sau đại học của GASS , leader của SEN Heritage, chủ trì dự án Một Cột- Diên Hựu. Anh đã dành nhiều năm để nghiên cứu về các biểu tượng truyền thống của người Việt.  Anh đã xuất bản hơn 10 sách, và trên 100 bài nghiên cứu trong và ngoài nước. Một số nghiên cứu tiêu biểu: Kiến trúc một cột thời Lý (2013), Long sinh cửu tử trong văn hóa Việt Nam và Đông Á (2015), các loại hình cầu cổ Việt Nam (2020)…Thuyết trình, thỉnh giảng tại một số trường Đại học của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Anh từng được trao Young Scholar Award của VNPF (USA, 2012).

 

Đinh Anh Tuấn:  Kiến trúc sư, leader của Sen Heritage, Giám đốc của Công ty Thiết kế và Diễn họa Kiến trúc Việt Nam (VNi), chủ dự án Holomia, Holocare, dự án phim Việt…  Từ 2005, anh đã tập trung phát triển hệ sinh thái hình ảnh sáng tạo dựa trên công nghệ cao, là người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào thị trường bất động sản, với sự đầu tư của Vingroup, Sun Group,…  Từ 2008- nay, VNi đã tham gia việc số hóa Hoàng thành Thăng Long, scan 3D các di sản kiến trúc Hội An. Từ 2018-2020, Đinh Anh Tuấn cùng các kiến trúc sư trong VNi đã hoàn thành việc phỏng dựng bản VR3D kiến trúc chùa Diên Hựu thời Lý.
Trần Thanh Tùng: Nhà thiết kế, leader của Sen Heritage, Giám đốc của Hội quán Di sản- được thành lập từ tháng 01 năm 2012 trực thuộc Circle Group. Với chủ trương “con người- tri thức- công nghệ” nhằm tôn vinh bản sắc Việt- tự hào truyền thống Việt, Trần Thanh Tùng cùng HQDS đã thực hiện nhiều dự án nhằm lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng, gồm: Thông điệp ngàn năm (phục chế các vật phẩm văn hóa thời Lý- Trần), phiên bản Bảo vật quốc gia tượng Phật A Di Đà  chùa Phật Tích, Danh tướng Việt Nam, Ban thờ người Việt,… Từ 2018, anh cùng Đinh Anh Tuấn, Trần Trọng Dương sáng lập ra SEN Heritage với dự án số hóa, phỏng dựng các di sản kiến trúc Đại Việt.

 

 

 

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Hội thảo khoa học “Nghiên cứu vùng cao Việt Nam: Sử học và tiếp cận liên ngành”

  • Cảm nghĩ của sinh viên K62 Lịch sử đô thị sau chuyến thực tập chuyên ngành tháng 12/2020

  • Khoa Lịch sử đạt chuẩn AUN chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử

  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum

  • Học viên cao học Ngành Quản lý Văn hóa đạt Giải Nhất cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”

  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa

  • Khoa Lịch sử tuyển sinh Sau đại học đợt 2 năm 2020, NGÀNH LỊCH SỬ

  • Niên biểu lịch sử Việt Nam không thể chỉ dựa trên một bộ sử

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • ĐHQGHN sẽ công bố bài thi mẫu kỳ thi ĐGNL trước 15/3
  • Triển khai dạy – học trực tuyến học kì II, năm học 2020-2021
  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”
  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên
  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum
  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm
  • Mời tham gia khoá đào tạo phương pháp viết sử đa ngành của EFEO
  • Học viên cao học Ngành Quản lý Văn hóa đạt Giải Nhất cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”
  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :