ĐỀ CƯƠNG CÁC HỌC PHẦN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
HỆ CHÍNH QUY
NĂM 2019
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ
CƠ SỞ KHẢO CỔ HỌC
ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CÁC TÔN GIÁO THẾ GIỚI
LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI
LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ – TRUNG ĐẠI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
LỊCH SỬ SỬ HỌC
SỬ LIỆU HỌC VÀ CÁC NGUỒN SỬ LIỆU LỊCH SỬ VIỆT NAM
HÁN NÔM CƠ SỞ
LÀNG XÃ VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ
MỸ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC CỔ VIỆT NAM
NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀO VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI VĂN HOÁ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG
CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT TRONG LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TIẾP XÚC VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐÔ THỊ CỔ VIỆT NAM
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ TRUNG ĐẠI
LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
CƠ CẤU KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
CÁC KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI (1945 – 1975)
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
BIẾN ĐỔI KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM 1945 – 2000
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG Ở KHU VỰC BIỂN ĐÔNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ KINH TẾ VÀ HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á
ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ QUỐC TẾ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
ĐẶC ĐIÊM LỊCH SỬ CỔ – TRUNG ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ TRUNG ĐẠI
VĂN MINH THẾ GIỚI VÀ SỰ TIẾN HÓA NHÂN LOẠI: CÁC LÝ THUYẾT VÀ QUAN ĐIỂM
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY ĐÔNG ẤN CHÂU ÂU VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CHÂU Á, THẾ KỶ XVI-XVIII
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ
TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
LIÊN BANG NGA – SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ TRUNG ĐÔNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TRONG CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG ĐƯỜNG LỐI QUÂN SỰ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CUỘC VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC CHUẨN BỊ, TIẾN LÊN TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945
VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG CỦA MIỀN BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ – CỨU NƯỚC
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THỜI KÌ 1945-1975
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG QUA CÁC THỜI KỲ CÁCH MẠNG
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÁCH MẠNG
CÁC CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VĂN HÓA HỌC VÀ LỊCH SỬ VĂN HÓA
TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ LỄ HỘI Ở VIỆT NAM
VĂN HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG
DI SẢN VÀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
VĂN HÓA LÀNG XÃ Ở VIỆT NAM
VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
ĐÔ THỊ VÀ VĂN HÓA ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
GIỚI VÀ NGHIÊN CỨU VỀ GIỚI TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.
VĂN HÓA VÙNG VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM…
LÝ THUYẾT KHẢO CỔ HỌC..
THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ VIỆT NAM.
THỜI ĐẠI KIM KHÍ VIỆT NAM…
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC..
CON NGƯỜI – KỸ THUẬT – MÔI TRƯỜNG.
KHẢO CỔ HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI VIỆT.
KHẢO CỔ HỌC CHAMPA
KHẢO CỔ HỌC ÓC EO
GỐM SỨ HỌC VÀ LỊCH SỬ GỐM SỨ VIỆT NAM.
KHẢO CỔ HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ KHẢO CỔ HỌC VIỆT NAM
CÁC KHUYNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI ĐÔ THỊ VIỆT NAM THỜI KỲ CẬN – HIỆN ĐẠI
CÁC VẤN ĐỀ VỀ KHẢO CỔ HỌC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ ĐÔ THỊ TIÊU BIỂU TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
THIẾT CHẾ ĐÔ THỊ VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ TRUNG ĐẠI
QUAN HỆ THÀNH THỊ – NÔNG THÔN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
DIỆN MẠO ĐÔ THỊ VIỆT NAM THẾ KỶ XIX-XX
LỊCH SỬ VĂN MINH ĐÔ THỊ THẾ GIỚI
THỰC TẬP CHUYÊN MÔN I (KHẢO CỔ HỌC)..
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUÁ TRÌNH DÂN TỘC – LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM….
VIỆT NAM TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ……
PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC
(ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN)
- THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN
1.1. Họ và tên giảng viên 1: Hoàng Hồng
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, PGS.TS.
Thời gian, địa điểm làm việc: thứ 2, tại phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV.
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Lí luận sử học, phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH & NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại cơ quan: 043.8585284 Website: khoalichsu.edu.vn
Điện thoại di động: 0912351188 Email: hong1324@yahoo.com
Các hướng nghiên cứu chính:
– Phương pháp luận sử học
– Lịch sử sử học
– Sử liệu học
1.2. Họ và tên giảng viên 2: Trần Kim Đỉnh
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, PGS.TS.
Thời gian, địa điểm làm việc:thứ 2, tại phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV.
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Lí luận sử học, phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại cơ quan: 043.8585284 Website: khoalichsu.edu.vn
Điện thoại di động: 0913247783 Email: dinhtk.vnu@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính:
– Lịch sử sử học Việt Nam
– Lịch sử hiện đại Việt Nam
– Sử liệu chữ viết ở Việt Nam
1.3. Họ và tên giảng viên 3: Phan Phương Thảo
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên cao cấp, PGS.TS.
Thời gian, địa điểm làm việc: thứ 2, tại phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV.
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Lí luận sử học, phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại cơ quan: 043.8585284 Website: khoalichsu.edu.vn
Điện thoại di động: 0912351188 Email: phthao62@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính:
– Phương pháp luận sử học
– Sử liệu học
– Nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội
1.4. Họ và tên giảng viên 4: Đinh Thị Thùy Hiên
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, TS.
Thời gian, địa điểm làm việc: thứ 2, tại phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV.
Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Lí luận sử học, phòng 208 nhà B, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại cơ quan: 043.8585284 Website: khoalichsu.edu.vn
Điện thoại di động: 0912760864 Email: hiendinhthuyls@gmail.com
Các hướng nghiên cứu chính:
– Sử liệu học
– Hương ước
– Sử liệu làng xã
– Lịch sử Việt Nam
- THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN
– Tên học phần: Phương pháp luận Sử học
– Mã số học phần: HIS1150
– Số tín chỉ: 02
– Học phần: bắt buộc
– Các học phần tiên quyết: không có
– Các học phần kế tiếp: không có
– Các yêu cầu đối với học phần: giảng đường, máy chiếu
– Giờ tín chỉ đối với học phần: 30 giờ tín chỉ (theo khung chương trình)
+ Lý thuyết: 28 giờ + Thực hành: 02 giờ + Tự học: 00 giờ
– Địa chỉ khoa phụ trách học phần: Khoa Lịch sử, tầng 3 nhà B, Trường Đại học KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN
3.1. Mục tiêu chung
Học phần hướng đến việc trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề nằm trong mảng nghiên cứu phương pháp luận sử học.
3.2. Chuẩn đầu ra của học phần
– Chuẩn đầu ra về kiến thức: Người học nắm được các vấn đề:
+ Nội dung những khái niệm: về Lịch sử và Sử học, chức năng ,nhiệm vụ và vai trò của sử học
+ Cấu trúc của phương pháp luận sử học
+ Lý thuyết về đối tượng nghiên cứu của sử học
+ Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu của sử học
+ Lý thuyết về phương pháp trình bày của sử học.
– Chuẩn đầu ra về kĩ năng:
+ Người học biết ứng dụng những vấn đề lý thuyết của phương pháp luận sử học để xác định đối tượng nghiên cứu lịch sử, cách khai thác thông tin lịch sử từ các nguồn, cách khôi phục sự kiện và giải thích sự kiện lịch sử, cách kết cấu thông tin lịch sử để mang lại hình ảnh lịch sử như nó đã tồn tại.
– Chuẩn đầu ra về thái độ:
+Nghiêm túc chuẩn bị bài trước khi đến lớp; Tập trung nghe giảng trên lớp, phát huy tính chủ động, trong thảo luận và tư duy sáng tạo.
+ Luôn tuân thủ chặt chẽ qui trình nghiên cứu lịch sử.
+ Thận trọng và khách quan trong khai thác và thẩm định thông tin lịch sử.
+ Luôn tôn trọng tính khách quan của hiện thực lịch sử.
- TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
Phương pháp luận sử học trang bị những kiến thức cơ bản về các ngành (phân môn) của khoa học lịch sử và mối liên hệ giữa khoa học lịch sử và các khoa học khác.Học phần làm rõ cấu trúc phương pháp luận sử học với ba bộ phận: phương pháp luận đối tượng, phương pháp luận nghiên cứu và phương pháp luận trình bày. Trong phương pháp luận đối tượng, học phần làm rõ các vấn đề về sự kiện lịch sử và quá trình lịch sử, qui luật lịch sử và hình thái kinh tế xã hội. Trong phương pháp luận nghiên cứu, học phần phân tích tính chất của nhận thức lịch sử, hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử, trình bày khái quát lý thuyết về sử liệu, các vấn đề về khôi phục và giải thích sự kiện lịch sử. Trong phương pháp luận trình bày, học phần làm rõ hai vấn đề là tự sự lịch sử và xây dựng, thiết kế công trình sử học.