• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Chương trình đào tạoThông tin đào tạo

Chương trình Đào tạo Ngành Lịch sử hệ CLC năm 2015

22/10/2015

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: LỊCH SỬ

MÃ SỐ: 52220310

(Ban hành theo Quyết định số 3603/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 9 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

 

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
  • Tên ngành đào tạo:

                   + Tiếng Việt: Lịch sử

                   + Tiếng Anh: History

  • Mã số ngành đào tạo: 52220310
  • Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:

                   + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Lịch sử

 (Chương trình đào tạo chất lượng cao)

                   + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in History

  (Honors Program)

  • Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Lịch sử trang bị cho sinh viên hệ thống những kiến thức cơ bản về các học phần thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức theo lĩnh vực và khối ngành; kiến thức cơ bản, hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, một số học phần bổ trợ, một hướng chuyên ngành của khoa học lịch sử; đồng thời được tăng cường kiến thức ngoại ngữ và một số chuyên đề chuyên sâu về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và các phương pháp nghiên cứu lịch sử để có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.  

  1. Thông tin tuyển sinh
  • Hình thức tuyển sinh: Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Dự kiến quy mô tuyển sinh: 20-25 sinh viên/năm.

 

PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

 

  1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn

1.1. Về kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:

– Hiểu và vận dụng được hệ thống tri thức khoa học cơ bản của các học phần: Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong học tập và nghiên cứu các khoa học lịch sử;

– Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về các khoa học cơ bản thuộc lĩnh vực Xã hội và Nhân văn trong học tập và nghiên cứu các khoa học lịch sử;

– Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về các học phần thuộc khối ngành Lịch sử, Triết học, Chính trị học trong học tập và nghiên cứu các khoa học lịch sử;

– Có kiến thức cơ bản lý luận sử học bao gồm những diễn giải bản thể lịch sử với tư cách là đối tượng của sử học, lý thuyết về con đường tiếp cận lịch sử và khai thác thông tin lịch sử, các thời đại và khuynh hướng sử học thế giới và Việt Nam. Biết phân tích chỉ ra những yếu tố tích cực hay hạn chế của các trường phái sử học hiện đại; biết phê phán các loại hình sử liệu đặc thù;

– Có hiểu biết cơ bản về khoa học khảo cổ như một lĩnh vực liên ngành nghiên cứu quá khứ nhân loại. Hiểu rõ bản chất của khoa học khảo cổ và tính liên ngành, đa ngành của những nghiên cứu khảo cổ học, xác định rõ mục đích, đối tượng của khảo cổ học và những quan điểm khác nhau về khảo cổ học;

– Có kiến thức hệ thống, nâng cao về tiến trình lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới thời kỳ cổ trung đại, thời kỳ cận đại, thời kỳ hiện đại;

– Có tri thức về một số vấn đề của lịch sử Việt Nam và lịch sử Thế giới như Làng xã Việt Nam trong lịch sử, Sự phát triển kinh tế-xã hội các nước Đông Nam Á, Sự phát triển kinh tế-xã hội các nước Đông Bắc Á…;

– Có kiến thức nâng cao, chuyên sâu về Các khuynh hướng tư tưởng ở Việt Nam thời cận đại, ASEAN và quan hệ Việt Nam-ASEAN;

 – Hiểu biết cơ bản quá trình hình thành và phát triển của chữ Hán, chữ Nôm trong lịch sử, văn hóa của Việt Nam. Có khả năng phiên âm và dịch nghĩa một số loại hình văn bản Hán nôm cơ bản về lịch sử, văn hóa Việt Nam;

– Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

– Có kiến thức nâng cao các hướng chuyên ngành (tùy vào hướng ngành sinh viên đăng ký học):

– Hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam:

+ Kiến thức chuyên sâu về chế độ ruộng đất trong lịch sử cổ và trung đại Việt Nam;  Tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ở Việt Nam thời cận đại; Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam…;

+ Khả năng vận dụng những kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam và liên ngành các khoa học lịch sử.

– Hướng chuyên ngành Lịch sử thế giới:

+ Kiến thức chuyên sâu về Quan hệ thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông; Một số vấn đề về quan hệ kinh tế và hợp tác khu vực Đông Á; Đặc điểm quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh …;

+ Khả năng vận dụng những kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Thế giới và liên ngành các khoa học lịch sử.

– Hướng chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Kiến thức chuyên sâu về Một số vấn đề về nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời kỳ lịch sử; Một số vấn đề cơ bản trong đường lối quân sự  của Đảng Cộng sản Việt Nam …;

+ Khả năng vận dụng những kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và liên ngành các khoa học lịch sử.

– Hướng chuyên ngành Văn hóa học:

+ Kiến thức chuyên sâu về Một số vấn đề lí luận văn hóa học và lịch sử  văn hóa; Tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt Nam; Một số vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội ở Việt Nam…;

+ Khả năng vận dụng những kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Văn hóa học và liên ngành các khoa học lịch sử.

– Hướng chuyên ngành Khảo cổ học:

+ Kiến thức chuyên sâu về Các lý thuyết Khảo cổ học; Thời đại đồ đá Việt Nam; Thời đại kim khí Việt Nam…

+ Khả năng vận dụng những kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Khảo cổ học và liên ngành các khoa học lịch sử.

– Hướng chuyên ngành Lịch sử đô thị:

+ Kiến thức chuyên sâu về các phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đô thị; Hướng nghiên cứu chuyên sâu về đô thị thời cổ đại, đô thị thời trung đại, đô thị thời thực dân – cận đại và đô thị thời hiện đại (cả trên phạm vi thế giới và ở Việt Nam);

+ Khả năng vận dụng những kiến thức này trong học tập và nghiên cứu các vấn đề thuộc hướng chuyên ngành Lịch sử Đô thị và và liên ngành các khoa học lịch sử.

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

 

  1. Về kỹ năng

2.1. Kỹ năng chuyên môn

2.1.1. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

2.1.2. Kỹ năng phát hiện, xử lý và phát huy giá trị di tích khảo cổ học

– Nhận biết các đặc trưng cơ bản của một di tích khảo cổ học, từ đó có thể phát hiện các di tích khảo cổ học mới trong quá trình công tác. Có các kỹ năng cần thiết về chọn hướng, hoạch định hố và tổ chức khai quật cũng như các kỹ năng riêng biệt khi phát hiện và xử lý các loại hình di tích đặc biệt trong hố khai quật. Hiểu về phương pháp công tác quần chúng, biết động viên nhân dân làm công tác khảo cổ, đem khảo cổ phục vụ cho yêu cầu cụ thể của địa phương, tham gia thực hiện công tác “Khảo cổ học cộng đồng”;

2.1.3. Kĩ năng vận dụng lý thuyết để thực hiện công trình nghiên cứu đạt chất lượng khoa học cao

– Biết lập luận khoa học để xác định rõ đối tượng nghiên cứu lịch sử, tính chất của nhận thức lịch sử, nắm được và có khả năng áp dụng một cách thuần thục quy trình nghiên cứu về mặt lý thuyết để có thể ứng dụng khi thực hành nghiên cứu lịch sử đạt chất lượng cao;

– Nắm vững phương pháp và những lý thuyết nghiên cứu cơ bản về khoa học lịch sử nói chung, về một hướng ngành lịch sử nói riêng (tùy vào hướng ngành sinh viên đăng ký học). Trên cơ sở đó biết cách triển khai thực hiện sáng tạo các đề tài nghiên cứu khoa học và tiếp cận các hướng ngành khác của khoa học lịch sử cũng như của khoa học xã hội và nhân văn nói chung;

– Kỹ năng xác định, phân tích và giải quyết vấn đề của khoa học lịch sử: Có khả năng xác định vấn đề, đặt câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu; Có khả năng xác định mức độ ưu tiên đối với từng câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu; Có khả năng lựa chọn và vận dụng sáng tạo các phương pháp nghiên cứu lịch sử trong phân tích và giải quyết vấn đề thuộc hướng ngành được đào tạo; Có khả năng phân bổ thời gian, nguồn lực để giải quyết vấn đề.

2.1.4. Kỹ năng điều tra, khảo sát:

– Khảo sát trên tài liệu

+ Biết cách tra cứu tài liệu bằng công cụ tìm kiếm, trong thư viện;

+ Biết cách sắp xếp và phân loại thông tin;

+ Biết cách đánh giá độ tin cậy của thông tin;

+ Có khả năng xác định các vấn đề nghiên cứu còn tồn đọng, các vấn đề chưa/ít được quan tâm nghiên cứu;

+ Biết cách liệt kê, trích dẫn tài liệu tham khảo.

– Khảo sát trên thực tế:

+ Hiểu các phương pháp thực hiện khảo sát thực tế đối với từng hướng ngành cụ thể;

+ Có khả năng tiến hành khảo sát cá nhân/theo nhiều nhóm khác nhau;

+ Có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ để thực hiện khảo sát.

2.1.5. Khái quát hoá các kết quả nghiên cứu thực nghiệm/lý thuyết.

2.2. Kỹ năng bổ trợ

2.2.1. Kỹ năng làm việc, giải quyết độc lập, sáng tạo

2.2.2. Kỹ năng làm việc nhóm

– Thành lập nhóm;

– Xác định vai trò thành viên hay lãnh đạo nhóm;

– Xác định kế hoạch làm việc của nhóm;

– Triển khai kế hoạch làm việc, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện;

– Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh.

2.2.3. Kỹ năng giao tiếp

– Xây dựng ý tưởng, lập luận;

– Giao tiếp cá nhân trực tiếp;

– Thuyết trình trước đám đông;

– Giao tiếp bằng văn bản;

– Giao tiếp qua các phương tiện kỹ thuật công nghệ.

2.2.4. Các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học

– Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn;

– Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng.

  1. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

– Nhận thức và ứng xử theo các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức;

– Trung thực và giữ uy tín.

3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

– Có ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác và tận tụy trong công việc;

– Trung thực trong nghiên cứu và trong khai thác, trích dẫn các kết quả nghiên cứu;

– Ý thức được trách nhiệm và thể hiện trách nhiệm trong công việc.

3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

– Cầu thị, khát khao khám phá và học hỏi từ thực tế cuộc sống, có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội;

– Bảo vệ lợi ích của Tổ quốc.

  1. Những vị trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp:
  • Làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội có yêu cầu chuyên môn liên quan trực tiếp đến kiến thức lịch sử;
  • Làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học;
  • Làm công tác quản lý tư liệu lịch sử, quản lý bảo tàng, di tích lịch sử,…;
  • Làm công tác lịch sử, văn hoá ở các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội (ở trong và ngoài nước);
  • Làm những công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn;

* Các loại hình cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp:

  • Các trường đại học, cao đẳng, phổ thông có giảng dạy lịch sử và học phần Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Các Viện Nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viên Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Dân tộc học…), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Lịch sử Đảng…;
  • Các cơ quan Nhà nước và đoàn thể có sử dụng kiến thức lịch sử (các cơ quan trung ương của hệ thống chính trị, các cơ quan báo chí, UBND các cấp, bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu lịch sử-văn hoá, các đơn vị quản lý di tích lịch sử, các nhà xuất bản, tạp chí chuyên ngành lịch sử…).
  1. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp lên bậc cao hơn và tự học để hoàn thiện và nâng cao năng lực làm việc.

 

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

 

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo 159 tín chỉ
Khối kiến thức chung (chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, kỹ năng bổ trợ): 32 tín chỉ
– Khối kiến thức theo lĩnh vực: 26 tín chỉ
          + Bắt buộc 20 tín chỉ
          + Tự chọn 6/10 tín chỉ
– Khối kiến thức theo khối ngành: 18 tín chỉ
          + Bắt buộc 12 tín chỉ
          + Tự chọn 6/18 tín chỉ
– Khối kiến thức theo nhóm ngành: 13 tín chỉ
          + Bắt buộc 9 tín chỉ
          + Tự chọn 4/8 tín chỉ
– Khối kiến thức ngành: 70 tín chỉ
·        Các học phần chung của ngành 49 tín chỉ
          + Bắt buộc 40 tín chỉ
          + Tự chọn 9/15 tín chỉ
·        Kiến thức hướng chuyên ngành 10 tín chỉ
          + Bắt buộc 6 tín chỉ
          + Tự chọn 4 tín chỉ
         + Thực tập và khóa luận tốt nghiệp: 11 tín chỉ

 

  1. Khung chương trình đào tạo

 

Số TT Mã học phần Học phần

(ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số tín chỉ Số giờ tín chỉ Mã số học phần học trước
Lí thuyết Thực hành Tự học
I Khối kiến thức chung (không tính các học phần  từ 10-12) 32  
1              PHI1004 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 1

2 24 6
2              PHI1005 Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

Fundamental Principles of Marxism – Leninism 2

3 36 9 PHI1004
3              POL1001 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh Ideology

2 20 10 PHI1005
4              HIS1002 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

The Revolutionary Line of the Communist Party of Vietnam

3 42 3 POL1001
5              INT1004 Tin học cơ sở 2

Introduction to Informatics 2

3 17 28
6              Ngoại ngữ cơ sở 1

Foreign Language 1

4 16 40 4
FLF2101 Tiếng Anh cơ sở 1

General English 1

FLF2201 Tiếng Nga cơ sở 1

General  Russian 1

FLF2301 Tiếng Pháp cơ sở 1

General  French 1

FLF2401 Tiếng Trung cơ sở 1

General  Chinese 1

7              Ngoại ngữ cơ sở 2

Foreign Language 2

5 20 50 5
FLF2102 Tiếng Anh cơ sở 2

General  English 2

FLF2101
FLF2202 Tiếng Nga cơ sở 2

General  Russian 2

FLF2201
FLF2302 Tiếng Pháp cơ sở 2

General  French 2

FLF2301
FLF2402 Tiếng Trung cơ sở 2

General  Chinese 2

FLF2401
8              Ngoại ngữ cơ sở 3

Foreign Language 3

5 20 50 5
FLF2103 Tiếng Anh cơ sở 3

General  English 3

FLF2102
FLF2203 Tiếng Nga cơ sở 3

General  Russian 3

FLF2202
FLF2303 Tiếng Pháp cơ sở 3

General  French 3

FLF2302
FLF2403 Tiếng Trung cơ sở 3

General  Chinese 3

FLF2402
9              Ngoại ngữ cơ sở 4(***)

Foreign Language 4(***)

5 20 50 5
FLF2104 Tiếng Anh cơ sở 4(***)

General  English 4(***)

FLF2103
FLF2204 Tiếng Nga cơ sở 4(***)

General  Russian 4(***)

FLF2203
FLF2304 Tiếng Pháp cơ sở 4(***)

General  French 4(***)

FLF2303
FLF2404 Tiếng Trung cơ sở 4(***)

General  Chinese 4(***)

FLF2403
10         Giáo dục thể chất

Physical Education

4
11         Giáo dục quốc phòng-an ninh

National Defence Education

8
12         Kĩ năng bổ trợ

Soft Skills

3
II Khối kiến thức theo lĩnh vực 26    
II.1   Các học phần bắt buộc 20        
13         MNS1053 Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methods

3 36 9
14         THL1057 Nhà nước và pháp luật đại cương

General State and Law

2 20 5 5 PHI1004
15         HIS1053 Lịch sử văn minh thế giới(*)

History of World Civilization(*)

3 42 3
16         HIS1056 Cơ sở văn hóa Việt Nam (*)

Fundamentals of Vietnamese Culture(*)

3 42 3
17         SOC1051 Xã hội học đại cương (*)

General Sociology(*)

3 39 6
18         PSY1051 Tâm lí học đại cương(*)

General Psychology(*)

3 45
19         PHI1054 Logic học đại cương

General Logics

3 31 14
II.2   Các học phần tự chọn 6/10      
20         INE1014 Kinh tế học đại cương

General Economics

2 20 10  
21         EVS1001 Môi trường và phát triển

Environment and Development

2 26 4  
22         MAT1078 Thống kê cho khoa học xã hội

Statistics for Social Sciences

2 20 10  
23         LIN1050 Thực hành văn bản tiếng Việt Practicing on Vietnamese Texts 2 20 10  
24         LIB1050 Nhập môn Năng lực thông tin

Introduction to Information Literacy

2 20 10  
III   Khối kiến thức theo khối ngành 18    
III.1   Các học phần bắt buộc 12    
25         PHI 1101 Tôn giáo học đại cương

General Religious Studies

3 39 6
26         ANT1101 Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam (*)

Ethnicity and ethnic policies in Vietnam (*)

3 36 9
27         POL1052 Chính trị học đại cương

General Politics

3 39 6  
28         ITS1101 Thể chế chính trị thế giới (*)

Political Institutions of the World (*)

3 30 15
III.2   Các học phần tự chọn 6/18        
29         HIS1100 Lịch sử Việt Nam đại cương

General Vietnamese History

3 42 3  
30         PHI1102 Lịch sử triết học đại cương

History of Philosophy

3 36 9  
31         MNS1103 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Constitution of the Socialist Republic of Vietnam

3 36 9
32         PHI1105 Phương thức sản xuất châu Á và làng xã ở Việt Nam

The Asian Way of Production and Vietnamese Village Issues

3 36 9
33         ANT1100 Nhân học đại cương

General Anthropology

3 39 6
34         JOU1051 Báo chí truyền thông đại cương

Fundamentals of Mass Communication

3 39 6
IV   Khối kiến thức theo nhóm ngành 13      
IV.1   Các học phần bắt buộc 9      
35         HIS1150 Phương pháp luận sử học

Historical Methodology

2 28 2
36         HIS3107 Một số phương pháp nghiên cứu  lịch sử 

Some Methods in Historical Research

4 56 4
37         HIS2010 Cơ sở khảo cổ học (*)

Introduction to Archeology (*)

3 42 3  
IV.2   Các học phần tự chọn 4/8        
38         HIS2015 Đường lối đổi mới theo định hướng XHCN của Đảng CSVN

Socialist-Oriented Renovation Policies of the Vietnamese Communist Party

2 28 2  
39         HIS2016 Sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước Đông  Bắc Á

Socio-Economic Development in the East- Asian Countries

2 28 2  
40         HIS2017 Sự phát triển kinh tế- xã hội của các nước Đông Nam Á

Socio-Economic Development in the Southeast Asian Countries

2 28 2  
41         HIS3018 Các tôn giáo thế giới

World Religions

2 28 2
V   Khối kiến thức ngành  70    
V.1   Các học phần chung của ngành 49        
V.1.1   Các học phần bắt buộc 40        
42         HIS2061

 

Lịch sử Việt Nam cổ- trung đại (*)

Ancient and Medieval History of  Vietnam (*)

4 56 4  
43         HIS2019 Lịch sử Việt Nam cận đại(*)

Modern History of Vietnam (*)

3 42 3 HIS2061
44         HIS2104 Lịch sử Việt Nam hiện đại (*)

Contemporary History of Vietnam (*)

4 56 4 HIS2019
45         HIS2064 Lịch sử Thế giới cổ- trung đại (*)

Ancient and Medieval History of the World (*)

4 56 4
46         HIS2006 Lịch sử Thế giới cận đại (*)

History of the World  (*)

3 42 3 HIS2064
47         HIS2065 Lịch sử Thế giới hiện đại (*)

Contemporary History of the World (*)

4 56 4 HIS2006
48         HIS2020 Lịch sử sử học (*)

History of the Historiography (*)

4 56 4  
49         HIS3078 Sử liệu học và các nguồn sử liệu  lịch sử Việt Nam

The Study of Historical  Documents and Hitorical Sources in Vietnam

3 42 3  
50         HIS3201 Các khuynh hướng tư tưởng ở Việt Nam thời cận đại (***)

Tendencies of Thoughts in Modern Vietnam (***)

2 28 2 HIS2019
51         HIS3137 ASEAN và mối quan hệ Việt Nam – ASEAN (***)

ASEAN and Vietnam – ASEAN Relations (***)

3 42 3 HIS2065
52         SIN3055 Hán Nôm cơ sở

Basic Sino – Nom

4 56 4
53         HIS2022  

Niên luận

Annual Essay

2 30 HIS2104

HIS2065

HIS3107

V.1.2   Các học phần tự chọn 9/15        
54         HIS3125 Làng xã Việt Nam trong lịch sử

Vietnamese Villages in History

3 42 3 HIS2061
55         HIS3135 Các tôn giáo ở Việt Nam

Religions in Vietnam

3 42 3 HIS2104
56         HIS3126 Mĩ thuật và kiến trúc cổ Việt Nam

Ancient Art and  Architecture in Vietnam

3 42 3 HIS2010
57         HIS3127 Nguyễn Ái Quốc và sự truyền bá Chủ nghĩa Mác- Lênin  vào Việt Nam 

Nguyen Ai Quoc and the Dissemination of Marxist-Leninist Ideology into Vietnam

3 42 3 HIS2019
58         HIS3110 Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình cách mạng 

Cultural Policies of the Vietnamese Communist Party in the Revolutions

3 42 3 HIS1002
V.2   Kiến thức hướng chuyên ngành 10        
V.2.1   Hướng chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 10

 

       
V.2.1.1   Các học phần bắt buộc 6        
59         HIS3002 Chế độ ruộng đất trong lịch sử cổ trung đại Việt Nam

Land Regimes in Ancient and Medieval Vietnam

2 28 2 HIS2061
60         HIS3003 Tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ở Việt Nam thời cận đại

East-West Acculturation in modern Vietnam

2 28 2 HIS2019
61         HIS3128 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam

The People’s National Democratic Revolution of Vietnam

2 28 2 HIS2104
V.2.1.2 Các học phần tự chọn 4/16  
62         HIS3001 Đô thị cổ Việt Nam

Ancient Cities of Vietnam

2 28 2 HIS2061
63         HIS3008 Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kì cổ trung đại

States and Laws in Ancient and Medieval Vietnam

2 28 2 HIS2061
64         HIS3007 Lịch sử chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời cổ trung đại

Wars of Resistance against Foreign Invasion in Ancient and Medieval Vietnam

2 28 2 HIS2061
65         HIS3009 Cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam thời cận đại

Socio-Economic Structure of Modern Vietnam

2 28 2 HIS2019
66         HIS3010 Các khuynh hướng tư tưởng giải phóng dân tộc ở Việt Nam thời cận đại

Tendencies of Liberation Thoughts in Modern Vietnam

2 28 2 HIS2019
67         HIS3098 Nghệ thuật quân sự Việt Nam thời hiện đại 1945-1975

Military Art of Contemporary Vietnam

2 28 2 HIS2104
68         HIS3004 Nông thôn, nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại

Villages and Agriculture of Contemporary Vietnam

2 28 2 HIS210
69         HIS 3097 Biến đổi kinh tế- xã hội Việt Nam 1945-2000

Vietnam’s Socio – Economic Transformation, 1945-2000

2 28 2 HIS2104

 

V.2.2   Hướng chuyên ngành Lịch sử Thế giới 10  
V.2.2.1 Các học phần bắt buộc 6  
70         HIS3082 Quan hệ thương mại truyền thống ở khu vực Biển Đông Traditional Trade Relations in the East Sea 2 28 2 HIS2064
71         HIS3020 Một số vấn đề về quan hệ kinh tế và hợp tác khu vực Đông Á

Economic Relations and Regional Cooperations in East Asia: Main Issues

2 28 2 HIS2065
72         HIS3024 Đặc điểm quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh

Main Features of International Relations after the Cold War

2 28 2 HIS2065
V.2.2.2 Các học phần tự chọn 4/16  
73         HIS3015 Đặc điểm lịch sử cổ trung đại Phương Đông

Main Features of the Orientin the Ancient and Medieval Times

2 28 2 HIS2064
74         HIS3099 Các học thuyết chính trị- xã hội ở Trung Quốc thời cổ trung đại

Socio-Political Theories in Ancient and Medieval China

2 28 2 HIS2064
75         HIS3129 Văn minh thế giới và sự tiến hóa của nhân loại – Các lý thuyết và quan điểm

World Civilization and the Human Evolution – Theories

2 28 2 HIS2065
76         HIS3100 Sự hình thành, phát triển của các công ty Đông Ấn châu Âu và tác động đối với châu Á thế kỉ XVI-XVII

The Foundation and Development of the European East India Companies and their Impacts on Asian Societies, XVI-XVII Centuries

2 28 2 HIS2006
77         HIS3025 Chính sách đối ngoại của Hoa Kì từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai

The U.S Foreign Policies after World War II

2 28 2 HIS2065
78         HIS3026 Sự hình thành và phát triển của liên minh Châu Âu (EU)

The Formation and Development of the European Union

2 28 2 HIS2065
79         HIS3027 Liên bang Nga- sự hình thành, phát triển và quan hệ với Việt Nam

The USSR (Russia): Its Foundation, Development  and Relations with Vietnam

2 28 2 HIS2065
80         HIS3028 Một số vấn đề về lịch sử Trung Đông

Issues on the History of the Middle East

2 28 2 HIS2065
V.2.3   Hướng chuyên ngành Lịch sử  Đảng Cộng sản VN 10  
V.2.3.1  Các học phần bắt buộc 6  
81         HIS3029 Một số vấn đề về nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Issues on the Study of the History of the Vietnamese Communist Party

2 28 2 HIS1002

 

82         HIS3031 Đường lối đối ngoại của Đảng qua các thời kì lịch sử

The Foreign Policies of the Vietnamese Communist Party

2 28 2 HIS1002
83         HIS3101 Một số vấn đề cơ bản trong đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam

Issues on the Military Policies of the Vietnamese Communist Party

2 28 2 HIS1002
V.2.3.2 Các học phần tự chọn 4/16  
84         HIS3102 Một số vấn đề về cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Issues on the Movement for the Formation of the Vietnamese Communist Party

2 28 2 HIS1002
85         HIS3103 Đảng CSVN lãnh đạo công cuộc chuẩn bị, tiến lên tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945

The Vietnamese Communist Party’s Leading Role in the Preparation for the August Revolution of 1945

2 28 2 HIS1002
86         HIS3037 Vai trò hậu phương của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

The Role of North Vietnam in the anti-American War

2 28 2 HIS1002
87         HIS3104 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng bộ máy chính quyền thời kì 1945-1975

The Vietnamese Communist Party’s Leading Role in the Establishment of the Government, 1945-1975

2 28 2 HIS1002

 

88         HIS3105 Một số vấn đề cơ bản trong quan hệ  quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ II

Issues on International Relations after World War II

2 28 2 HIS1002

 

89         HIS3106 Chính sách ruộng đất của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kì cách mạng

Land Policies of the Vietnamese Communist Partythroughout Revolutionary Periods

2 28 2 HIS1002

 

90         HIS3111 Công tác vận động quần chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cách mạng

The VietnameseCommunist Party’s People Mobilization in the Revolutions.

2 28 2 HIS1002

 

91         HIS3130 Các cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam

Political Platforms of the Vietnamese Communist Party

2 28 2 HIS1002
V.2.4   Hướng  ngành Văn hóa học 10  
V.2.4.1 Các học phần bắt buộc 6  
92         HIS3041 Một số vấn đề lí luận văn hóa học và lịch sử  văn hóa

Issues ofthe Cultural Studies and Cultural History

2 28 2 HIS1056
93         HIS3042 Tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt Nam

Cultural Exchanges and Acculturation in Vietnam

2 28 2 HIS1056
94         HIS3047 Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội ở Việt Nam

Issues on Beliefs, Religions and Festivals in Vietnam

2 28 2 HIS1056
V.2.4.2  Các học phần tự chọn 4/14  
95         HIS3048 Văn hoá và Môi trường

Culture and Environment

2 28 2 HIS1056
96         HIS3131 Di sản và quản lý di sản văn hoá ở Việt Nam

Heritage and Management of Cultural Heritage in Vietnam

2 28 2 HIS1056
97         HIS3132 Văn hóa làng xã ở Việt Nam

Village Culture in Vietnam

2 28 2 HIS1056
98         HIS3046 Văn hóa dân gian Việt Nam

VietnameseFolk Cultures

2 28 2 HIS1056
99         HIS3043 Đô thị và văn hóa đô thị ở Việt Nam

Cities and Urban Culture in Vietnam

2 28 2 HIS1056
100     HIS3133 Giới và nghiên cứu giới trong văn hoá ở Việt Nam

Gender and Gender Studies in Vietnam Culture

2 28 2 HIS1056
101     HIS3045 Văn hóa vùng và đặc trưng văn hóa tộc người ở Việt Nam

Regional Cultures and Charateritics of Ethnic Cultures in Vietnam

2 28 2 HIS1056
V.2.5   Hướng chuyên ngành Khảo cổ học 10  
V.2.5.1 Các học phần bắt buộc 6  
102     HIS3134  Lý thuyết khảo cổ học Archeology Theories 2 28 2 HIS2010
103     HIS3112 Thời đại đồ đá Việt Nam

Vietnam Stone Age

2 28 2 HIS2010
104     HIS3113 Thời đại kim khí Việt Nam

Vietnam Metal Age

2 28 2 HIS2010
V.2.5.2 Các học phần tự chọn 4/16  
105     HIS3050 Các phương pháp nghiên cứu Khảo cổ học

Methods in Archaelogy Study

2 28 2 HIS2010
106     HIS3054 Con người – Kĩ thuật – Môi trường

Human, Technology and Environment

2 28 2 HIS2010
107     HIS3114 Khảo cổ học lịch sử người Việt

Vietnamese Historical Archaelogy

2 28 2 HIS2010
108     HIS3055 Khảo cổ học Champa

The Champa Archaeology

2 28 2 HIS2010
109     HIS3115  Khảo cổ học Óc Eo

The Oc Eo Archaeology

2 28 2 HIS2010
110     HIS3058 Gốm sứ học và lịch sử gốm sứ Việt Nam

Ceramics and the History of Vietnamese Ceramics

2 28 2 HIS2010
111     HIS3059 Khảo cổ học Trung Quốc

China Archaeology

2 28 2 HIS2010
112     HIS3062 Lịch sử Khảo cổ học Việt Nam

The History of Vietnam Archaeology

2 28 2 HIS2010
V.2.6 Hướng chuyên ngành Lịch sử đô thị 10
  V.2.6.1 Các học phần bắt buộc 6
113     HIS3116 Các khuynh hướng nghiên cứu lịch sử đô thị trên thế giới và Việt Nam

Tendencies of Urban History Studies in the World and in Vietnam

2 28 2 HIS3107
114     HIS3117 Quản lý và phát triển đô thị trong lịch sử Việt Nam

Urban Management and Development in Vietnamese History

2 28 2 HIS2061
115     HIS3118 Chuyển biến xã hội đô thị Việt Nam thời kỳ cận – hiện đại

Urban Societal Transformation in Modern and Contemporary Vietnam

2 28 2 HIS2019
 V.2.6.2 Các học phần tự chọn 4/14
116     HIS3119 Các vấn đề về khảo cổ học đô thị ở Việt Nam

Issues of Urban Archaeology in Vietnam

2 28 2 HIS2010
117     HIS3120 Một số đô thị tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam

Some Typical Cities in Vietnam History

2 28 2 HIS2061
118     HIS3121 Thiết chế đô thị Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại

Urban Structure in Ancient and Medieval Vietnam

2 28 2 HIS2061
119     HIS3122 Quan hệ Thành thị – Nông thôn trong lịch sử Việt Nam

Urban – Rural Relations in Vietnamese History

2 28 2 HIS1056
120     HIS3123 Diện mạo đô thị Việt Nam thế kỷ XIX-XX

Feature of Vietnamese Urbanity during the XIX-XX Centuries

2 28 2 HIS2019
121     HIS3124 Lịch sử  văn minh đô thị thế giới

History of World Urban Civilization

2 28 2 HIS1053
122     ANT3026 Nhân học đô thị

Urban Anthropology

2 28 2
V.3   Thực tập và khóa luận tốt nghiệp 11    
123     HIS4050 Thực tập chuyên môn

Fieldwork

2 20 10 HIS2010
124     HIS4052 Thực tập tốt nghiệp

Graduation Fieldwork

2 20 10 Các học phần của từng Kiến thức hướng ngành tương ứng
125     HIS4153 Khóa luận tốt nghiệp

Graduation Thesis

7
Tổng số 159

Ghi chú:

Học phần ngoại ngữ thuộc khối kiến thức chung được tính vào số tín chỉ của chương trình đào tạo nhưng kết quả đánh giá các học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy;

 (*): Học phần cùng số tín chỉ nhưng nội dung và chuẩn đầu ra được nâng cao hơn so với học phần cùng tên của chương trình đào tạo chuẩn ngành tương ứng;

 (***): Học phần mới nhằm đạt chuẩn cao hơn so với chương trình đào tạo chuẩn ngành tương ứng.

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên

  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa

  • Ngành Văn hóa học, Đi-học/hỏi – Hiểu về văn hóa

  • Ngành Lịch sử USSH – Những câu hỏi thường gặp

  • Thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 ngành LỊCH SỬ, VĂN HÓA HỌC

  • Tổ hợp xét tuyển vào ngành Lịch sử và Văn hóa học tại Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

  • Sinh viên K61 Khoa Lịch sử bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, năm học 2019-2020

  • Công văn của Khoa về việc hỗ trợ Nghiên cứu khoa học cơ bản theo hình thức cá thể hóa đến người học

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”
  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên
  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum
  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm
  • Mời tham gia khoá đào tạo phương pháp viết sử đa ngành của EFEO
  • Học viên cao học Ngành Quản lý Văn hóa đạt Giải Nhất cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”
  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa
  • Ngành Văn hóa học, Đi-học/hỏi – Hiểu về văn hóa
  • Ngành Lịch sử USSH – Những câu hỏi thường gặp

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :