• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU  
    • Khái quát về Khoa
    • Tổ chức của Khoa
    • Các bộ môn và trung tâm
    • Đội ngũ cán bộ
    • Thư viện hình ảnh
    • Chân dung sử học
  • TIN TỨC  
    • Tin tức Khoa
    • Thông tin sử học
    • Thông tin học bổng
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Thời khóa biểu
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách sinh viên các khóa
  • ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  
    • Thông tin đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Đề cương môn học
    • Thủ tục biểu mẫu
    • Danh sách NCS & HVCH
  • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC  
    • Giới thiệu sách
    • BÀI NGHIÊN CỨU
    • Nghiên cứu khoa học
  • THƯ VIỆN
Thông tin đào tạoThông tin sử họcTin tức trang chủ

Cảm nhận của sinh viên K61 Bộ môn Lịch sử Toàn cầu sau chuyến thực tập thực tế tại Lào

04/01/2020

Tôi đã không ngủ được mấy ngày liền trước khi đi sang Lào, cảm giác giống như mỗi lần nghĩ một cái đề tài để viết, tôi cứ sửa đi sửa lại đề cương…

 

Lũ sinh viên chúng tôi, trước khi đi Lào, có biết làm gì đâu ngoài chuẩn bị mấy cuốn sổ nhỏ ghi chép, chiếc bút chì, hộp ngòi, một chút tài liệu về Lào, và quan trọng nhất – một cái đầu với tâm thế học hỏi, nhưng không ai trong chúng tôi nghĩ rằng Lào sẽ thú vị đến thế! Chúng tôi sẽ sang nước bạn, để xem rằng những gì chúng tôi biết về họ và thực tế nó nó khác xa nhau đến mức độ nào.

 

Lào đón chúng tôi với món bia Lào ngon nổi tiếng, ôi hương vị mới đậm đà làm sao! Và cả món cải ngồng thân thương mà bất cứ nhà hàng nào chúng tôi ăn đều có. Người Lào ăn cơm nếp quanh năm, khi ăn họ dùng tay nắm lại và ăn cùng với các món ăn khác. Và tôi rất tò mò về điều này, liệu có nên có một nghiên cứu tại sao họ lại ăn bằng tay không nhỉ?

 

Đoàn thực tập sinh viên K61 Lịch sử Toàn cầu tại di tích khảo cổ học

Cánh đồng chum Xieng Khouang, Lào (12/2019)

 

Chúng tôi đi thăm Cánh đồng Chum tại tỉnh Xieng Khouang – địa điểm khảo cổ học nguy hiểm nhất thế giới, nơi lưu giữ hàng nghìn cái chum to nhỏ hiện còn chưa có lời giải về công dụng và chủ nhân, và dấu ấn của một thời chiến tranh máu lửa, tôi vẫn luôn nhớ cái tên Cánh đồng Chum mà tôi nhắc đi nhắc lại trong sách giáo khoa Lịch sử. Rời cánh đồng bí ẩn ấy với những băn khoăn ngổn ngang, chiếc xe lại đưa chúng tôi đi đến những vùng đất khác của Lào.

 

 

Đoàn thực tập sinh viên K61 Lịch sử Toàn cầu tại

Bảo tàng Hoàng gia, Luang Prabang, Lào (12/2019)

 

Chúng tôi đến Luang Prabang – cố đô của Lào – nơi chúng tôi sẽ cùng nhau trèo lên 328 bậc thang của núi Phousi, ngắm ráng chiều đổ trên bảo tháp, ngắm dòng sông Mekong hiền hòa đem dòng nước ngọt tưới xanh cả một vùng. Thành phố của di sản đưa chúng tôi chìm đắm vào trong không khí trầm mặc truyền thống của Phật pháp ở những mái chùa cong cong, lại hoàn quyện dịu dàng với chất Pháp hiện đại nơi những căn nhà sơn trắng ngói đen – dấu ấn của thời kì thuộc địa. Khi thành phố vẫn còn chìm trong màn sương, chúng tôi thức dậy để kịp theo dõi nghi lễ khất thực của người dân nơi đây. Ngắm nhìn các bà, các cô tất bật chuẩn bị đồ cho nghi lễ, tôi thấy những nụ cười thật đẹp trên đôi môi họ. Phải chăng, không phải dòng sông Mekong kia, mà chính niềm tin của Phật giáo đã cảm hóa họ, để họ đáng yêu, đáng mến đến vậy? Đến Vientianne để thấy đất nước Lào với khát vọng vươn mình đang thay đổi từng ngày. Khải hoàn môn Patuxay như một lời nhắc nhở với người dân về quá khứ cơ cực của dân tộc. That Luang tỏa ánh sáng giữa bầu trời xanh, dẫn dắt dòng người về đây với niềm tôn kính Đức Phật….

 

Đoàn thực tập sinh viên K61 Lịch sử Toàn cầu tại

Đại bảo tháp (That Luang), Thủ đô Vientiane, Lào (12/2019)

 

   Dọc con đường gập ghềnh hàng nghìn cây số mà chúng tôi đi, muôn vẻ tinh khôi, lộng lẫy của đất nước Lào hiện lên qua cửa kính ô tô. Ngồi trên xe, nhìn ra bên ngoài, không hiểu sao tôi luôn có cảm giác rằng mình đang ở Việt Nam. Sáng sớm, mây phủ che mờ cửa kính ô tô, lành lạnh một cảm giác rất Sapa. Dừng chân lại và thưởng thức một bát phở gà kiểu Lào, cảm nhận vị cay hơi te đầu lưỡi của hạt tiêu, vị mặn của muối, vị dai và thơm của gà thả vườn. Ngồi ăn và ngắm cô chủ quán làm món cá nướng kiểu Lào, khói bếp tỏa ra khắp núi đồi trập trùng, những cậu bé đang đùa nghịch ngoài sân, vài con gà đang nhảy nhót trên góc bếp, thật bình yên. Buổi trưa, khi mặt trời lên đến đỉnh, cái nắng Lào tỏa xuống rát mặt. Trên các nẻo đường, các cô cậu bé đi học về, con gái xúng xính trong chiếc váy thổ cẩm sặc sỡ, con trai đạp xe cười ríu rít. Tôi thấy con gái Lào cười rất tươi, bởi làn da ngăm màu nắng, không e ấp sau nón lá kiểu cười của con gái Việt Nam.

 

 

Tham dự lễ Khất thực (Tak Bat) của các nhà sư tại

Thủ đô Vientiane, Lào (12/2019)

 

Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi tạm thời dừng lại nghỉ chân, ăn cơm tối và hào hứng đi thăm quan chợ đêm. Đó là khi thầy trò ngồi lại cùng nhau, bàn luận về những nơi đã đi qua, ngắm nhìn thành phố lấp lánh ánh đèn và hi vọng một ngày mới với những hiểu biết mới.

 

Ở Lào, chúng tôi thực sự bất ngờ và cảm động về tình cảm mà người Lào dành cho người Việt Nam. Nhiều nơi, hình ảnh Bác Hồ và Bác Giáp được treo trang trọng. Khắp các quán xá, các biển hiệu chữ Việt, người Lào nói tiếng Việt rất nhiều. Trở về Việt Nam, trong tôi cứ ngân vang mãi câu thơ:

“Em cùng tôi múa điệu Lăm – vông

Nắm, mở bàn tay nói lời đính ước

Thắm tình hai đất nước

Hai mái nhà một nóc Trường Sơn”

Những sinh viên ngây ngô như chúng tôi may mắn được đi thực tập cuối khóa cùng các Thầy – những người luôn mong muốn sinh viên sẽ được đi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn khi còn trẻ. Chuyến đi thực tế như vậy, dù không dài  ngày, được thưởng thức ẩm thực địa phương, được thăm quan các địa điểm nổi tiếng, biết rằng sẽ chẳng bao giờ thỏa lấp được khát vọng hiểu biết về thế giới vô tận, nhưng sẽ là những gợi mở thú vị đầu tiên trong hành trình khoa học lắm chông gai. Những năm sau, chúng tôi mong chờ các em khóa dưới sẽ được đi sang những nước như Mianma, Campuchia, Thái Lan hay còn xa hơn nữa. Đi nhiều và đọc nhiều, tư duy nhiều là những yêu cầu cơ bản đầu tiên của sinh viên khoa Lịch sử!

 

Sinh viên Trần Thị Lệ Như, K61 Lịch sử Toàn cầu

 

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN
  • Mười năm tích hợp chương trình các môn lý luận Mác – Lênin (2009 – 2019): Quá trình thực hiện và kinh nghiệm

  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”

  • Thực tập tốt nghiệp của sinh viên K62 chuyên ngành Lịch sử văn hóa Việt Nam

  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên

  • Khoa Lịch sử đạt chuẩn AUN chương trình đào tạo cử nhân ngành Lịch sử

  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum

  • Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, trao học bổng Lê Văn Hưu năm 2020 và Giải thưởng Đinh Xuân Lâm lần thứ tư

  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm

 
 
 
  
  • Lẽ kỉ niệm 60 năm
  • Hoạt động Đoàn - Hội
  • Cựu sinh viên


TIN BÀI MỚI
  • Giới thiệu triển lãm: “Phỏng dựng kiến trúc Chùa Một Cột thời Lý: từ tư liệu bi ký – khảo cổ đến công nghệ thực tế ảo”
  • Thông báo hỗ trợ đào tạo khoa học cơ bản dành cho sinh viên
  • Học bổng thực tập ở Viện Nghiên cứu Châu Á (ARI) của Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
  • Mời tham dự thuyết trình về Lịch sử Việt Nam Cận đại, diễn giả Melody Shum
  • Thông báo danh sách sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh nhận Giải thưởng sử học Đinh Xuân Lâm
  • Mời tham gia khoá đào tạo phương pháp viết sử đa ngành của EFEO
  • Học viên cao học Ngành Quản lý Văn hóa đạt Giải Nhất cuộc thi viết “Ý tưởng sáng tạo vì Thủ đô anh hùng, thành phố hòa bình”
  • Khảo cổ học – Khoa học về thời kỳ cổ xưa
  • Ngành Văn hóa học, Đi-học/hỏi – Hiểu về văn hóa
  • Ngành Lịch sử USSH – Những câu hỏi thường gặp

CHUYÊN MỤC CHÍNH:

  • Tin tức Khoa
  • Giới thiệu sách
  • Thông tin sử học
  • Bài nghiên cứu
  • Học bổng
  • Thư viện
  • Nghiên cứu KH
  • Chân dung sử học

KHOA LỊCH SỬ

  • Địa chỉ: Tầng 3 nhà B Trường ĐHKHXH&NV
                       Số 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35589847 / 04.38585284
  • Email: khoalichsuhanoi@gmail.com
  • Website: http://khoalichsu.ussh.vnu.edu.vn/

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Số người Online : 0

Tổng lượt truy câp :